10. BÁO CÁO CÁC CA LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG KHỚP NHÂN TẠO BẰNG SPACER XI MĂNG KHÁNG SINH CÓ CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG

Dương Thành Nhân1, Nguyễn Thanh Quang1, Lâm Quốc Thanh1, Trần Đăng Khoa1
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng của việc sử dụng khuôn đúc xi măng kháng sinh động tự chế trong điều trị nhiễm trùng khớp nhân tạo, qua các ca bệnh được điều trị tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM từ năm 2022 đến 2024.


Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 4 bệnh nhân nhiễm trùng khớp nhân tạo, bao gồm 2 ca nhiễm trùng khớp gối và 2 ca spacer khớp háng. Các bệnh nhân được điều trị bằng khối xi măng kháng sinh có chức năng vận động, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật thay lại khớp ở thì 2. Phương pháp này được so sánh với các phương pháp sử dụng spacer tĩnh không có chức năng vận động.


Kết quả: Sau thời gian theo dõi, tất cả bệnh nhân đã cải thiện về mặt lâm sàng, nhiễm trùng được kiểm soát và không có biến chứng nghiêm trọng nào xảy ra. Khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, giúp họ giảm đau nhanh chóng và có thể vận động ngay trong giai đoạn hậu phẫu.


Kết luận: Sử dụng khuôn đúc xi măng kháng sinh động là một giải pháp đơn giản, tiết kiệm, và hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật thay lại khớp ở thì 2. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các cơ sở y tế có nguồn lực hạn chế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Anagnostakos K. Therapeutic Use of Antibiotic-loaded Bone Cement in the Treatment of Hip and Knee Joint Infections. J Bone Jt Infect. 2017;2(1):29–37.
[2] Barrack RL. Rush pin technique for temporary antibiotic-impregnated cement prosthesis for infected total hip arthroplasty. J Arthroplasty.
2002;17:600-3.
[3] Durbhakula SM, Czajka J, Fuchs MD, Uhl RL. Spacer endoprosthesis for the treatment of infected total hip arthroplasty. J Arthroplasty. 2004;19:760-7.
[4] Fehring TK, Odum S, Calton TF, Mason JB. Articulating Versus Static Spacers in Revision Total Knee Arthroplasty for Sepsis. 2000;380:9-16.
[5] Hammerich K, Pollack J, Hasse AF, et al. The Inverse Spacer-A Novel, Safe, and Cost-Effective Approach in Routine Procedures for Revision Knee Arthroplasty. Journal of clinical medicine. 2021;10(5).