29. TÌNH HÌNH XƠ HOÁ GAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH Ở NAM GIỚI TRUNG NIÊN SỬ DỤNG RƯỢU

Nguyễn Như Nghĩa1, Nguyễn Thế Bảo1, Đặng Nhật Hoàng1, Kim Thanh Hùng1,2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Quân Y 121

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ xơ hóa gan ở nam giới trung niên có sử dụng rượu; (2) Đánh giá hiệu quả của can thiệp về kiến thức và thực hành trong cải thiện tình trạng xơ hóa gan ở nam giới trung niên sử dụng rượu.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp không đối chứng trên 513 nam giới trung niên có sử dụng rượu đến khám sức khoẻ định kỳ tại Bệnh viện Quân y 121 từ 04/2022 đến tháng 03/2023.


Kết quả: Tỷ lệ xơ hóa gan là 29,3%. Sau can thiệp, tỷ lệ đạt kiến thức chung tăng từ 18,4% lên 82,3%, đạt thực hành chung tăng từ 4,8% lên 98,6%, đạt kiến thức và thực hành chung tăng từ 0,0% lên 81,6% và tỷ lệ xơ hóa gan giảm còn 73,5% với khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Giai đoạn xơ hóa gan ban đầu ≥ F2 và không đạt kiến thức thực hành chung sau can thiệp có liên quan đến không cải thiện giai đoạn xơ hóa gan.


Kết luận: Tỷ lệ xơ hóa gan gần một phần ba ở nam giới trung niên sử dụng rượu. Việc can thiệp kiến thức và thực hành trong khám và tuân thủ điều trị giúp cải thiện một phần tình trạng xơ hoá gan, tuy nhiên, ít hiệu quả trên đối tượng xơ hóa gan từ F2 trở lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Liu YB, Chen MK. Epidemiology of liver cirrhosis and associated complications: Current knowledge and future directions. World journal of gastroenterology, 2022, 28(41): 5910–5930.
[2] Trifan A, Muzica CM, Nastasa R. et al. High prevalence of liver fibrosis among general population: a Romanian population-based study. Hepatology communications, 2023, 7(2): e0032.
[3] Lee JS. Alcohol Consumption and Quality of Life in Middle-aged Men. International Journal of High Risk Behaviors and Addiction, 2023, 12(1): e132404.
[4] AlKalbani SR, Murrin C. The association between alcohol intake and obesity in a sample of the Irish adult population, a cross-sectional study. BMC Public Health, 2023, 23: 2075.
[5] Yang S, Cheng J, Zhang R et al. Metabolic dysfunction‐associated fatty liver disease and liver fibrosis: Prevalence and associated factors in the middle‐aged and older US population. Hepatology Research, 2022, 52(2): 176-186.
[6] Nah E, Cho S, Kim S et al. Prevalence of liver fibrosis and associated risk factors in the Korean general population: a retrospective cross-sectional study, BMJ Open, 2021, 11: e046529.
[7] Kjaergaard M, Lindvig KP, Thorhauge KH et al. Screening for fibrosis promotes lifestyle changes: a prospective cohort study in 4796 individuals. Clinical Gastroenterology and Hepatology, 2024, 22(5): 1037-1047.
[8] Jung YK, Yim HJ. Reversal of liver cirrhosis: current evidence and expectations. The Korean journal of internal medicine, 2017, 32(2): 213–228.
[9] Jielin L, Jiexuan H, Peng L et al. Analysis of risk factors associated with endoscopic retrograde cholangiopancreatography for patients with liver cirrhosis: a multicenter, retrospective, clinical study. Chinese Medical Journal, 2022, 135(19): 2319-2325.
[10] Elsharkawy A, Samir R, El-Kassas M. Fibrosis regression following hepatitis C antiviral therapy. World journal of hepatology, 2022, 14(6): 1120–1130.