22. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG NHIỄM VIÊM GAN VI RÚT B CỦA NGƯỜI ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

Lê Thị Diễm Trinh1, Tạ Thị Thanh Huyền1, Huỳnh Ngọc Hớn2, Nguyễn Trí Dũng2, Nguyễn Mạnh Tuân2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Trưng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm gan B là một yếu tố gây ung thư đứng hàng thứ hai sau thuốc lá và đứng hàng thứ ba trong số các nguyên nhân gây tử vong do bệnh truyền nhiễm. Khả năng lây nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn HIV từ 50 đến 100 lần gây tử vong ở người mắc bệnh do biến chứng xơ gan và ung thư gan. Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có vắc xin để ngăn ngừa vi rút viêm gan B nhưng những người bị nhiễm mạn tính cần điều trị suốt đời tốn nhiều chi phí và thời gian. Vì vậy việc cung cấp kiến thức đúng và lợi ích cách phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B cho người dân là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây lan cho cộng đồng.


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B ở người ở đồng bào Khmer Nam Bộ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2021.


Đối tượng và phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả 420 đồng bào Khmer Nam Bộ 18 – 60 tuổi được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu theo kích cỡ dân số (PPS). Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn trực tiếp để đánh giá kiến thức phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu.


Kết quả: Người dân có kiến thức chung đúng chiếm 20,0%. Mối liên quan giữa kiến thức chung với các yếu tố gồm nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên, trình độ học vấn tiểu học trở lên, gia đình có thu nhập khá - đủ ăn.


Kết luận: Tỷ lệ kiến thức phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B ở đồng bào Khmer Nam Bộ trong độ tuổi từ 18 – 60 tuổi tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh sau nghiên cứu hiện tại còn thấp, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức cho người dân về phòng chống nhiễm virut viêm gan B.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định về việc ban hành kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2015 - 2019 2015.
[2] Trần Thị Khánh Tường, Viêm Gan Virus B. NXB Y học; 2011:tr.1-15.
[3] Wah Wah Phyo, Alex Yu Sen Soh, et al., Search for a cure for chronic hepatitis B infection: How close are we? World Journal of Hepatology.
2018;7(9):1272 - 81.
[4] Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Khái quát đặc điểm dân số, tự nhiên Trà Cú. 2020.
[5] Tạ Văn Trầm, Trần Thanh Hải, Tỷ lệ mang vi rút viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2015;20(6):tr. 42 - 9.
[6] Thanh Hoá, Giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc. Báo Chính Phủ. 2020:tr.1.
[7] Hồ Huỳnh Uy Tài, Kiến thức và hành vi phòng ngừa lây nhiễm HBV của bệnh nhân viêm gan B cho cộng đồng đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Quận 2. TP.HCM: Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh; 2018.
[8] Trần Ngọc Dung, Huỳnh Thị Kim Tuyến, Nghiên cứu tình hình và kiến thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tạp chi Y học thực hành. 2012;822(5):tr. 161 -4.
[9] Shepard C. W, Simard E. P, Finelli L et al., Hepatitis B virus infection: Epidemiology and vaccination. Epidemiologic reviews. 2006;28:112-25.