5. PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VỆ TINH ĐẶT TẠI TRẠM Y TẾ: MỘT NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ NĂNG DUY TRÌ CỦA MÔ HÌNH

Trần Minh Thái1, Tăng Chí Thượng1, Đỗ Mai Hoa2, Nguyễn Quỳnh Trúc3
1 Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh viện quận Thủ Đức (nay là Bệnh viện thành phố Thủ Đức) bắt đầu triển khai mô hình thí điểm Phòng khám đa khoa vệ tinh tại phường Bình Chiểu từ năm 2016, là phòng khám đa khoa vệ tinh đầu tiên của cả nước đặt tại trạm y tế.


Mục tiêu: Đánh giá tính phù hợp và khả năng duy trì của mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức tại Trạm Y tế phường Bình Chiểu.


Phương pháp: Nghiên cứu triển khai kết hợp các phương pháp định lượng, định tính, và hồi cứu các dữ liệu thứ cấp từ năm 2018 đến năm 2019.


Kết quả: Mô hình PKĐKVT này là phù hợp với bối cảnh thực tiễn tại TP Hồ Chí Minh. Về khám và điều trị: Thủ tục đơn giản, khám và hội chẩn từ xa với Bệnh viện quận Thủ Đức. Về cận lâm sàng: Phòng khám triển khai các kỹ thuật cơ bản, với kỹ thuật chuyên sâu thì bố trí PKĐKVT thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm và gửi về bệnh viện, trả kết quả xét nghiệm qua hệ thống phần mềm. Cơ sở vật chất: Bệnh viện quận Thủ Đức đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị phục vụ người bệnh. Số lượt bệnh nhân: Khởi đầu khoảng 50 bệnh lên 100, hơn 200 bệnh/ngày. Chuyển giao: Một số quận huyện khác của TPHCM học tập triển khai, hiện tại đã có quận 2, quận Tân Phú, Q. Bình Thạnh, quận 7 là những quận huyện đã học tập áp dụng bắt đầu triển khai mô hình này


Kết luận: Mô hình PKĐKVT của Bệnh viện quận Thủ Đức đặt tại trạm y tế phường Bình Chiểu là mô hình PKĐKVT đầu tiên của cả nước nên có ý nghĩa trong việc định hình thí điểm mô hình phòng khám gần dân, hướng đến phục vụ và chăm sóc sức khỏe người dân, đồng thời giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện lớn, đặc biệt là các bệnh viện tại TPHCM. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên và duy nhất về mô hình PKĐKVT nên góp phần lớn trong việc cung cấp thông tin giúp các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách, chuyên gia y tế có hướng phát triển cho mô hình này. Nghiên cứu này đã chú trọng vào công tác quản lý, phân tích nhiệm vụ của các bên liên quan, từ đó kết quả nghiên cứu là nền tảng nhằm đề xuất những biện pháp xây dựng, củng cố, duy trì và phát triển mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định số 774/QĐ-BYT: Quyết định phê duyệt đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 - 2020, 2013.
[2] Christian D. Helfrich, Bryan J. Weiner, Martha M. McKinney et al., Determinants of Implementation Effectiveness. Medical Care Research and Review. 2007:pp.279-303.
[3] David H.Peters, Nhan T.Tran, Taghreed Adam, Implementation Reseearch in Health. A practical guide. World Health Organization. 2013:pp.8-64.
[4] Hamm J, Hilliard L, Howard T et al., Maintaining High Level of Care at Satellite Sickle Cell Clinics. Journal of Health Care for the Poor and
Underserved. 2016;27(1):280-92.
[5] Wood BR, Bell C, Carr J et al., Washington state satellite HIV clinic program: A model for delivering highly effective decentralized care
in under-resourced communities. AIDS Care. 2018;30(9):1120-7.
[6] Steinwandel U, Gibson N, Towell-Barnard M et al., Measuring the prevalence of intradialytic hypotension in a satellite dialysis clinic: Are we too complacent? J Clin Nurs. 2018;27(7-8):1561-70.
[7] Dhanasekaran K, Verma C, Kumar V et al., Cervical Cancer Screening Services at Tertiary Healthcare Facility: An Alternative Approach. Asian Pac J Cancer Prev. 2019;20(4):1265-9.
[8] Onega T, Alford-Teaster J, Wang F, Population-based geographic access to parent and satellite National Cancer Institute Cancer Center Facilities. Cancer. 2017;123(17):3305-11.
[9] Vũ Mạnh Dương, Đánh giá mô hình đội lưu động cụm xã nhằm cải thiện hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế tại 3 huyện của tỉnh Ninh Bình [Luận án tiến sỹ Y tế công cộng]. Hà Nội: Trường Đại học Y tế công cộng, 2016.
[10] Nguyễn Duy Luật, Hoàng Trung Kiên, Nghiên cứu thực trạng công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học; 2010;70(5):124-9.
[11] Trần Văn Khanh, Phạm Lê An, Nguyễn Quỳnh Trúc và cộng sự, Sự hài lòng người bệnh tại phòng khám bác sỹ gia đình, thuộc Bệnh viện
Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học cộng đồng; Số 37-tháng 3+4/2017:112-6.
[12] Nguyễn Lê Thục Đoan, Nguyễn Thanh Hiệp, Thực trạng triển khai mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2019. Tạp chí Y học cộng đồng; Số 1(54), 2019, 119-23.
[13] Huỳnh Ngọc Thành, Trần Văn Khanh, Nguyễn Quỳnh Trúc, Mức độ hài lòng người bệnh tại phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện Quận 2 đặt tại trạm y tế phường Thảo Điền, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Tạp chí Y học cộng đồng; Số 4(57), 2020, 115-22.