27. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ RÁC THẢI NHỰA CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ VINH NĂM 2024

Ngô Trí Hiệp1, Hồ Ngọc Linh Phương1, Trần Thị Kim Qúy1, Nguyễn Văn Hưng1, Dương Duy Quang1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

đến kiến thức, thực hành của học sinh hai trường trung học cơ sở Hưng Lộc và Hưng Dũng, thành phố Vinh năm 2024.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 377 học sinh hai trường trung học cơ sở Hưng Lộc và Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ tháng 1/2024 đến tháng 5/2024.


Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ học sinh nam là 50,1% và nữ là 49,1%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về rác thải nhựa là 38,7%, có thực hành tốt là 31,6%. Học sinh trường Hưng Dũng có kiến thức đạt gấp 1,588 lần học sinh trường Hưng Lộc (OR = 1,588; 95%CI = 1,046-2,410; p = 0,029). Học sinh lớp 9 có kiến thức đạt gấp 18,45 lần học sinh lớp 6 (p < 0,001; OR = 18,45; 95%CI = 8,199-41,531). Học sinh lớp 8 và lớp 7 có kiến thức tốt lần lượt gấp 8,88 lần và 4,60 lần so với học sinh lớp 6 (p < 0,001; OR = 8,88; 95%CI = 4,496-17,539 và p < 0,001; OR = 4,60; 95%CI = 2,619-8,09). Học sinh lớp 9 có thực hành tốt gấp 8,23 lần so với học sinh lớp 6 (p < 0,001; OR = 8,23; 95%CI = 3,608-18,739).


Kết luận: Kiến thức của học sinh về rác thải nhựa còn hạn chế. Thực hành về rác thải nhựa của học sinh còn chưa tốt. Cần phát động, tuyên truyền về những biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa cho học sinh trung học cơ sở.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Mạnh Hùng, Rác thải nhựa ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, 2022, truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2024, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/ guest/bao-ve-moi-truong/2018 /826009/rac- thai-nhua-o-viet-nam--thuc-trang-va-giai-ph ap.aspx.
[2] Jenna R Jambeck, Roland Geyer, Chris Wilcox et al, Marine pollution, Plastic waste inputs from land into the ocean, Science, 2015, 347(6223): 768-71.
[3] Phong Quach, Gordon Milne, Plastics a growing concern - A Vietnam Perspective, 2019, IpOS.
[4] Nguyễn Văn Thích, Trương Đình Thái, Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải nhựa của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 2022, (131), 197-216.
[5] Lê Thị Linh, Đặng Quang Tân, Lê Thị Hoàn, Kiến thức, thái độ, thực hành về rác thải nhựa của sinh viên hệ bác sỹ y học dự phòng Trường Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học cộng đồng, 2021, 64 (10): 269-277.
[6] Hoàng Thị Thanh, Nguyễn Thị Hiển, Giáo dục rác thải nhựa cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua các bài học địa lý, 2022, Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024 tại trang https://csdlkhoahoc. hueuni.edu.vn/data/2022/12/Fullpaper_-_N _T_Hien_Giao_duc_rac_thai_nhua_cho_HSTHCS_o_thanh_pho_HCM_thong_qua_bai_hoc_dia_li.pdf.
[7] Vũ Thị Phương, Nguyễn Thị Hồng Viên, Nguyễn Thị Hồng và CS, Giáo dục nâng cao nhận thức về hạn chế chất thải nhựa cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 2020, 255 (4): 12-131.
[8] Trần Trang, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới, 2024, Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024 tại trang https://thuonghieucongluan. com.vn/viet-nam-la-mot-trong-nhung-quoc-gia-co-luong-rac-thai-nhua-nhieu-nhat-the-gioi-a209805.html.
[9] Srinivasan N, Swarnapriya V, Felix A et al, Assessment of knowledge and practice on plastics among the professional course students of Annamalai University, Tamil Nadu, International Journal Of Community Medicine And Public Health, 2019, 6.
[10] Filho WL, Salvia AL, Bonoli A et al, An assessment of attitudes towards plastics and bioplastics in Europe, Sci Total Environ, 2021, 755 (Pt 1): 142732.
[11] Nguyễn Công Thuận, Nguyễn Trường Thành, Huỳnh Công Khánh và CS, Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong trường học - nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2021, 57 (2): 126-137.
[12] Kennedy T, Regehr G, Rosenfield J et al, Exploring the gap between knowledge and behavior: a qualitative study of clinician action following an educational intervention, Acad Med, 2004, 79(5): 386-93.