22. NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY, HÀ NỘI NĂM 2024 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Văn Khiển1,2, Giáp Thị Thu1, Trần Thị Phương Lan1, Nguyễn Lê Trà1, Nguyễn Tuấn Đạt1, Nguyễn Quốc Thắng1, Trương Việt Dũng2
1 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả động lực làm việc của nhân viên y tế tại một số khoa lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City, Hà Nội năm 2024 và phân tích một số yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 288 bác sỹ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ.


Kết quả: Điểm trung bình chung của các yếu tố động lực làm việc là 4,04 điểm (tối đa là 5 điểm). Điểm về bản chất công việc cao nhất (trung bình 4,17 điểm) và thấp nhất là động lực từ sự thừa nhận thành tích (trung bình 3,85 điểm). Nhóm nhân viên y tế hài lòng về chính sách và chế độ quản trị có động lực làm việc tốt cao hơn rõ rệt đối tượng nhân viên y tế chưa hài lòng về chính sách và chế độ quản trị
(PR = 2,01; p = 0,001). Đối tượng nhân viên y tế hài lòng về công tác quản lý và giám sát công việc, tỷ lệ có động lực làm việc tốt cao hơn so với đối tượng nhân viên y tế chưa hài lòng về công tác quản lý và giám sát công việc (PR = 1,32; p = 0,001). Đối tượng nhân viên y tế có thái độ tích cực về các góp ý cho bệnh viện có động lực làm việc tốt cao hơn so với đối tượng nhân viên y tế có thái độ tiêu cực về các góp ý cho bệnh viện (PR = 1,69; p = 0,001).


Kết luận: Tỷ lệ nhân viên có động lực làm việc tốt khá cao. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến động lực làm việc bao gồm: hài lòng với chế độ quản lý của bệnh viện, thái độ tích cực với công tác quản lý, đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi cá nhân (lương, thưởng, chế độ phúc lợi). Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp và thái độ tích cực về các góp ý cho bệnh viện cũng liên quan đến động lực làm việc của nhân viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, WHO health workforce support and safeguards list 2023, 2023.
[2] Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Lương, Phùng Thanh Hùng, Động lực làm việc của bác sỹ và một số yếu tố ảnh hưởng tại Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, Tạp chí Khoa học nghiên cứu sức khỏe và phát triển, 4(3), 2020, 116-123.
[3] Lê Thanh Nhuận, Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2008.
[4] Nguyễn Văn Khải, Động lực làm việc của nhân viên y tế tại khối nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 4(1), 50-55.
[5. Nguyễn Thanh Nam và cộng sự, Động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2023, Tạp chí Khoa học điều dưỡng, tập 6, số 6, 2023, 25-33.
[6] Weldegebriel Z et al, Motivation of health workers and associated factors in public hospitals of West Amhara, Northwest Ethiopia, Patient preference and adherence, 2016, 10, 159-169.
[7] Ojakaa D, Olango S, Jarvis J, Factors affecting motivation and retention of primary health care workers in three disparate regions in Kenya, Human resources for health, 2014, 12, 1-13.
[8] Podsakoff PM et al, Relationships between leader reward and punishment behavior and subordinate attitudes, perceptions, and behaviors: A meta-analytic review of existing and new research, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 2006, 99(2), 113-142.
[9] Daneshkohan A et al, Factors affecting job motivation among health workers: a study from Iran, Global Journal of Health Science, 2015, 7(3), 153.
[10] Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Đức Thành, Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, Tạp chí Khoa học nghiên cứu sức khỏe và phát triển, 2021, 5(5), 25-32.