33. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM TẠI THÁI BÌNH NĂM 2023

Phạm Thị Mỹ Hạnh1, Nguyễn Thị Liễu1, Đinh Thị Ngọc Thủy1, Đào Thị Thúy1, Phạm Thị Dung2, Vũ Thế Lộc2, Lê Hoàng Duy Nam2
1 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng thực phẩm tại tỉnh Thái Bình năm 2023.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 249 đối tượng là người tiêu dùng từ 15-80 tuổi tại tỉnh Thái Bình năm 2023 nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm.


Kết quả: 89,9% người tiêu dùng (54,7% loại A, 35,2% loại B) đạt kiến thức về an toàn thực phẩm, ở huyện và thành phố tương đồng lần lượt là 89,1% (59,7% loại A, 29,4% loại B), 90,8% (55,4% loại A, 35,4% loại B). Tỷ lệ đạt yêu cầu về thực hành là 98,8% (57% loại A, 41,8% loại B), tỷ lệ này ở huyện là 98,3% (50,4% loại A, 47,9% loại B), ở thành phố là 99,2% (63,1% loại A, 36,2% loại B). 66,2% người mua thực phẩm tại đường đi, chợ cóc, 62,6% người mua thực phẩm tại siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. 7,7% người tiêu dùng tái sử dụng với thực phẩm đã bị ôi thiu để nấu ăn tiếp. 57% người tiêu dùng biết được các nội dung bắt buộc ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe.


Kết luận: Kiến thức và thực hành của người tiêu dùng thực phẩm đạt mức cao lần lượt là 89,9% và 98,8%, trong đó đạt loại A (đúng ≥ 80% số câu hỏi) ở cả hai nhóm huyện và thành phố đều lớn hơn 50%. Tỷ lệ người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch là 62,6%. Một số kiến thức về nguy cơ mất an toàn thực phẩm như muối dưa, cà trong lọ, hộp, thùng nhựa, hiểu biết về ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tỷ lệ đạt chỉ hơn 50%. Do đó, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về an toàn thực phẩm cho đối tượng người tiêu dùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Estimating the burden of foodborne diseases, https://www.who.int/activities/estimat ing-the-burden-of-foodborne-diseases.
[2] Department FS, Workshop document on prevention of food poisoning in collective kitchens, poisoning by natural toxins in the southern region, 2020.
[3] Trương Văn Dũng, Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2012, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh, 2012.
[4] Phạm Thị Tâm và cộng sự, Nghiên cứu kiến thức và thực hành của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Cần Thơ năm 2013, Tạp chí Y học thực hành, 2013, 7 (852 + 853), 32-9.
[5] Tô Văn Lành, Nghiên cứu kiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại huyện Cái Nước, Cà Mau năm 2010, 2010.
[6] Nguyễn Thanh Phong và cộng sự, Đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng thực phẩm tại Lào Cai và Đồng Tháp năm 2015, Tạp chí Y học Dự phòng, 2016, 4 (177), 132-8.
[7] Nguyễn Thanh Phong và cộng sự, Đánh giá thực hành về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại Lào Cai và Đồng Tháp năm 2015, Tạp chí Y học Dự phòng, 2016, 5 (178), 9-15.
[8] Nguyễn Thị Ánh Chi, Nguyễn Trung Thành và cộng sự, Kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình tại thành phố Huế năm 2017, Tạp chí Y học Dự phòng, 2019, 29 (2), 141-7.