32. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI THÁI BÌNH NĂM 2023

Phạm Thị Mỹ Hạnh1, Nguyễn Thị Liễu1, Đinh Thị Ngọc Thủy1, Đào Thị Thúy1, Phạm Thị Dung2, Vũ Thế Lộc2, Lê Hoàng Duy Nam2
1 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của người sản xuất, chế biến thực phẩm tại tỉnh Thái Bình năm 2023.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 251 đối tượng là người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm tại Thái Bình năm 2023 nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm.


Kết quả: Tỷ lệ đạt yêu cầu kiến thức của người sản xuất, chế biến về an toàn thực phẩm là 92,4%, trong đó ở thành phố đạt 87,9% (31,3% đạt loại A, 56,6% đạt loại B), ở huyện đạt 95,4% (32,2% đạt loại A, 63,2% đạt loại B). Tỷ lệ thực hành đúng đạt 97,6%, ở thành phố là 99% (63,6% đạt loại A, 35,4% đạt loại B) và huyện đạt 96,7% (61,8% đạt loại A, 34,9% đạt loại B). Một số nội dung còn có mức độ đạt dưới 80% như: quy định sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm (63,7%), tác hại của bảo quản thực phẩm không đúng quy định (65,3%). Về thực hành còn một số điểm cần khắc phục như hút thuốc, nhai kẹo (7,2%), đeo đồ trang sức, để móng tay dài (16,7%), sử dụng bảo hộ lao động hợp vệ sinh (76,5%) khi tham gia sản xuất thực phẩm.


Kết luận: Tỷ lệ đạt kiến thức chung là 92,4%, không có sự khác biệt giữa thành phố và huyện. Tỷ lệ đạt loại A (đúng ≥ 80% câu hỏi) còn ở mức thấp là 31,9% (thành phố là 31,2% và huyện là 32,2%). Tỷ lệ đạt về thực hành tương đương so với kiến thức là 97,6% nhưng mức đạt loại A về thực hành cao hơn (> 60% ở cả hai khu vực). Do đó, cần tăng cường đào tạo, tập huấn về an toàn thực phẩm để duy trì và nâng cao kiến thức và thực hành của người sản xuất chế biến thực phẩm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, World Health Organization, Estimating the burden of foodborne diseases, www.who.int/ activities/estimating-the-burden-of-foodborne-diseases.
[2] Department FS, Workshop document on prevention of food poisoning in collective kitchens, poisoning by natural toxins in the southern region, 2020.
[3] Asmawi U.M, Norehan A, Salikin K et al., An Assessment of Knowledge, Attitudes and Practices in Food Safety Among Food Handlers Engaged in Food Courts, Curr Res Nutr Food Sci, 2018, 6 (2), 123-34.
[4] Alemayehu T, Aderaw Z, Giza M et al., Food Safety Knowledge, Handling Practices and Associated Factors Among Food Handlers Working in Food Establishments in Debre Markos Town, Northwest Ethiopia, 2020: Institution-Based Cross-Sectional Study, Risk Manag Healthc Policy, 2021, 14 (5), 1155-63.
[5] Nguyễn Thị Thu Hà, Trịnh Bảo Ngọc, Trần Ngọc Tụ, Kiến thức thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 501 (1), 123-7.
[6] Đào Văn Thắng, Trương Thị Thùy Dương, Thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 515 (2), 134-142.
[7] Nguyễn Văn Đạt, Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại tỉnh Bình Dương, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2016, 18 (6), 552-9.
[8] Trịnh Bảo Ngọc, Lê Đình Mai, Thực trạng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của những người chế biến thức ăn đường phố tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2015, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2017, 13 (2), 79-85.
[9] Nguyễn Văn Tư, Trương Thị Thùy Dương, Đỗ Văn Hàm, Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh năm 2020, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2022, 18 (1), 1-9.
[10] Lê Ngọc Hiệp, Nguyễn Thu Hà, Huỳnh Phan Văn Kiêng và cộng sự, “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến tại các cơ sở nấu đám tiệc trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2017, 13 (1), 7-14.