43. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2023

Phạm Thị Mỹ Hạnh1, Nguyễn Thị Liễu1, Đinh Thị Ngọc Thủy1, Đào Thị Thúy1, Phạm Thị Dung2, Vũ Thế Lộc3
1 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình -

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tại tỉnh Thái Bình năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 250 đối tượng là những người kinh doanh thực phẩm tại tỉnh Thái Bình năm 2023, nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm.


Kết quả: Tỷ lệ đạt kiến thức về an toàn thực phẩm của cả ba nhóm đối tượng đều trên 80%. nhóm kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn (TPBGS) là 83,5% (49,5% loại A, 34,1% loại B), nhóm kinh doanh dịch vụ ăn uống (DVAU) là 83,5% (57,1% loại A, 26,2% loại B, nhóm kinh doanh thức ăn đường phố (TADP) là 86,7% (68% loại A, 18,7% loại B). Tỷ lệ đạt thực hành ở nhóm DVAU là 100% (60,7% loại A, 39,3% loại B), nhóm TADP đạt 97,3% (mức A là 53,3%, mức B là 44%), nhóm TPBGS thấp nhất 96,3% (17,6% loại A, 74,7% loại B). Tỉ lệ sử dụng nước sạch và dụng cụ chế biến, chứa đựng sạch sẽ đều đạt trên 90%. Một số nội dung có tỷ lệ đạt còn thấp, đó là: nguyên liệu thực phẩm không bị ôi, mốc, nơi kinh doanh thực phẩm không bị nước ứ đọng đều dưới 60%; còn đeo đồ trang sức, để móng tay dài khi chia thức ăn, tiếp xúc với thực phẩm lần lượt là 19% và 21,3%.


Kết luận: Nhóm kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn có tỷ lệ đạt kiến thức và thực hành thấp hơn so với 2 nhóm còn lại. Một số nội dung thực hành về an toàn thực phẩm còn có tỷ lệ đạt ở mức thấp.Vì vậy, cần tăng cường đào tạo, tập huấn về an toàn thực phẩm để duy trì và nâng cao kiến thức và thực hành của đối tượng kinh doanh thực phẩm, tập trung vào nhóm thực phẩm bao gói sẵn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Cục An toàn thực phẩm, Báo cáo Tình hình ngộ độc thực phẩm 10 năm 2010 - 2019.
[2] Đào Văn Thắng, Trương Thị Thùy Dương, Thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên năm 2021 Tạp chí Y học Việt Nam, 2022;515(2):134-42.
[3] Nguyễn Thị Thu Giang, Lê Trí Khải, Hoàng Chí Trung và cộng sự, Kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố tại nội thành thành phố Kon Tum năm 2018, Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, 2019;3(1):89-94.
[4] Huỳnh Quang Trung, Lưu Quốc Toản, Phạm Đức Minh, Thực trạng kiến thức về ATTP của người chế biến thức ăn đường phố tại huyện ChưPăh tỉnh Gia Lai năm 2021 - 2022. Tạp chí Y Dược học quân sự, 2022;6(4):19-25.
[5] Đỗ Nam Khánh, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Thu Liễu và cộng sự, Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của người kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Đống Đa và Long Biên, Hà Nội năm 2015. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2017;13(4):159-64.
[6] Nguyễn Văn Lành, Lê Vĩnh Hòa, Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố tại phường 1, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2016. Tạp chí Y học Dự phòng, 2017;27(6):206-13.