11. NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của người bệnh
giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả báo cáo một loạt các ca bệnh trên 53 bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát điều trị tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ an từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2023.
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 50,6 ± 21,8 tuổi; nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 35-60 tuổi chiếm 35,8%; nữ chiếm tỷ lệ cao 81,1%, tỷ lệ nam/nữ =1/4,3. Đặc điểm lâm sàng: có 96,2% (51/53) bệnh nhân vào viện với lý do xuất huyết; xuất huyết tự nhiên là chiếm tỷ lệ cao 98,1%, trong đó xuất huyết dưới da đơn thuần là chiếm tỷ lệ cao nhất 69,8%; hình thái xuất huyết đa hình thái chiếm tỷ lệ chủ yếu (79,2%). Đặc điểm cận lâm sàng: Số lượng tiểu cầu trung bình lúc vào nhập viện là11,3 ± 8,4; có 45,28% bệnh nhân thiếu máu mức độ nhẹ. Phác đồ điều trị chủ yếu là corticoid thông thường chiếm 94,3%; tỷ lệ đáp ứng với phác đồ corticoid thông thường lần lượt là 94,3%.
Kết luận: Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát thường gặp ở lứa tuổi từ 35 – 60 tuổi, xuất huyết tự nhiên, xuất huyết dưới da và hình thái xuất huyết đơn thuẩn chiếm tỷ lệ chủ yếu. Bệnh nhân có tỷ lệ đáp ứng với điều trị cao, nhóm tuổi trẻ đáp ứng thấp hơn các nhóm tuổi trung niên và người già.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát; lâm sàng; cận lâm sàng, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học, Ban hành kèm theo Quyết định 1832/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 2022, tr 58-69.
[3] Nguyễn Tuấn Tùng, Nghiên cứu phân bố bệnh máu tại khoa Huyết học truyền máu bệnh viện Bạch Mai năm 2016-2017, Tạp chí Y học Việt Nam số 467, 2018, tr 320-326.
[4] Đoàn Văn Chính, Nghiên cứu mô hình và xu hướng thay đổi các bệnh lý huyết học tại Viện huyết học truyền máu trung ương giai đoạn 2010- 2014, Tạp chí Y học Việt Nam số 446, 2015, tr: 807-817.
[5] Bộ Y tế, Hướng dẫn chỉ định, sử dụng máu và các chế phẩm máu, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2020, tr 8-10.
[6] Hoàng Thị Thủy, Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Thái Bình, 2022.
[7] Nguyễn Thị Thảo, Hiệu quả một số phác đồ corticoid điều trị bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 496, 2020, tr 397-404.
[8] Nguyễn Thị Miền, Nghiên cứu hiệu quả điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân bằng Corticoid liều cao, khoa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa 2000 – 2006, 2006.
[9] Nguyễn Hồng Nga, Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân tại Bệnh viện truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh 1999- 2000, Tạp chí Y học Việt Nam số 6-7, 2000, tr 62-68.
[10] Nguyễn Văn Bông, Nghiên cứu hiệu quả điều trị Corticoid trong điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn tại BV trung ương Huế, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 396, 2012, tr 236-241.