41. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ TỪ SẢN PHẨM LÊN MEN CỦA QUẢ ĐIỀU (ANACARDIUM OCCIDENTALE L.) VÀ QUẢ NHÀU (MORINDA CITRIFOLIA L.)

Phùng Thị Kim Huệ1,2, Đỗ Thị Thảo1,3, Trần Văn Lộc1,4, Nguyễn Công Danh5, Trần Gia Hưng 5, Lương Minh Khang2, Tô Tự Hiển2, Nguyễn Tuấn Khôi2, Lê Trí Viễn1
1 Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên
2 Trường THPT chuyên Hùng Vương
3 Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4 Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
5 Trường THPT A Sanh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Có khoảng 5.600.000 tấn quả điều bị bỏ đi mỗi năm tại địa phương (huyện IaGrai tỉnh Gia Lai).
Ngoài việc có chứa đường, khoáng chất, quả điều còn có các hợp chất sinh hoá mang lại nhiều lợi
ích cho sức khỏe nhờ hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư,...Tương tự đối với quả
nhàu, nhưng cả 2 loại quả này là sản phẩm thải, gây lãng phí lớn.


Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác dụng hạ đường huyết, hoạt động chống tăng
sinh tế bào ung thư từ sản phẩm lên men (NCF) được tạo thành từ quả điều và quả nhàu.


Phương pháp: Với các phương pháp của Sivalingam (2013) để đo đường huyết, phương pháp của
Mosmann (1983) để kiểm tra khả năng ức chế tế bào ung thư,…


Kết quả: Kết quả cho thấy, một lượng đáng kể chất chống oxy hóa có trong sản phẩm lên men, có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm hạ đường huyết và ức chế tế bào ung thư. Hơn nữa, NCF đã
làm giảm đáng kể lượng đường trong máu chuột, tăng hoạt động catalase ở gan chuột (p<0,05). Đặc
biệt hơn, NCF có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư gan và ung thư cổ tử cung (p<0,05).


Kết luận: Những kết quả này nói lên rằng, cần tận dụng các loại sản phẩm đồng hoá của thực vật
đang bị lãng phí như quả điều và quả nhàu để chế biến thành những loại thức uống chức năng có tác
dụng bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Abraham SE, Biochemistry of free radicals and
antioxidants. Scholars Academic Journal of
Biosciences; 2(2):110-118, 2014.
[2] Chung S, Shin EJ, Choi HK et al., Anacardic acid
mitigates liver fat accumulation and impaired
glucose tolerance in mice fed a high‐fat and high‐
sucrose diet. Food science & nutrition, 8(2),
2020, 796-804.
[3] Fatima MT, Bhat AA, Nisar S et al., The role of
dietary antioxidants in type 2 diabetes and
neurodegenerative disorders: An assessment of
the benefit profile. Heliyon, 9(1), 2023.
[4] Park M et al., Anacardic acid inhibits pancreatic
cancer cell growth, and potentiates
chemotherapeutic effect by Chmp1A-ATM-p53
signaling pathway. BMC complementary and
alternative medicine, 18, 2018, 1-10.
[5] Yang F, Chen C, Ni D et al., Effects of
Fermentation on Bioactivity and the Composition
of Polyphenols Contained in Polyphenol-Rich
Foods: A Review. Foods, 12(17), 2023, 3315.
[6] Samarasinghe et al., An Assessment of the
Bioactive Compounds and the Antioxidant,
AntiInflammatory, and Antidiabetic Potential of
Hydro-Methanolic Extracts Derived from Fresh
Noni (Morinda citrifolia L.). In Biology and Life
Sciences Forum (Vol. 26, No. 1, p. 12). MDPI,
2023.
[7] Scully T, Ettela A, LeRoith D et al., Obesity, type
2 diabetes, and cancer risk. Frontiers in
Oncology, 10, 2021, 615375.
[8] Singh R, Manna PP, Reactive oxygen species in
cancer progression and its role in therapeutics.
Exploration of Medicine, 3(1), 2022, 43-57