37. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI MẮC HO GÀ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (2019 -2020)

Hoàng Đình Cảnh1, Trần Hồng Trâm2, Cao Bá Lợi1
1 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
2 Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị bệnh nhi mắc ho gà điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương


Phương pháp: Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô can thiệp không đối chứng,
với 382 bệnh nhi < 16 tuổi được chẩn đoán xác định ho gà tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/1/2019
- 31/12/2020.


Kết quả: Có 95,5% (365/382) trẻ mắc ho gà được chỉ định sử dụng kháng sinh nhóm macrolide tại
bệnh viện. Tỷ lệ trẻ bị bệnh nặng sử dụng kháng sinh nhóm macrolide (92,2%). Có 12,3% (47/382) trẻ
mắc ho gà phải nhập viện tại Đơn vị hồi sức, thời gian điều trị tại đơn vị Hồi sức trung vị là 10 ngày
(ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 60 ngày). Có 44,5% (170/382) trẻ phải thở oxy, có 9,2% (35/382) trẻ
ho gà nhập viện phải thở máy, ngoài ra có 4,5% (17/382) trẻ phải sử dụng IVIG, 0,8% (3/382) trẻ cần
phải ECMO, 0,5% (2/382) trẻ phải lọc máu và 0,3% (1/382). Ngày bệnh trung bình thực hiện Real-time
PCR ho gà chuyển âm tính là 25,8 ± 10,5 ngày. Tỷ lệ khỏi, phục hồi hoàn toàn 92,9%, thời gian nằm
viện trung bình là 12,95 ± 10,47 ngày, nhóm trẻ bị bệnh nặng nằm viện (trung vị 15 ngày) dài hơn
gần gấp đôi nhóm bệnh không nặng (trung vị 8 ngày). Tỷ lệ tử vong là 1,6%.


Kết luận: Nhóm kháng sinh macrolide vẫn có hiệu quả cao trong điều trị bệnh ho gà ở trẻ em với tỷ lệ
khỏi 92,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Minh Điển, Nguyễn Văn Lâm, Tạ Anh
Tuấn, Đặc điểm bệnh nhân ho gà tại Bệnh viện
Nhi Trung ương năm 2015; Tạp chí Y học Dự
phòng, 27(6), 2017, 69–76.
[2] Trần Đăng Xoay, Một số yếu tố liên quan đến tử
vong ở bệnh nhân ho gà nặng thở máy tại khoa
điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận
án tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.
[3] La C, Fm M, Clinical characteristics and
outcomes of neonatal pertussis: a comparative
study. The Journal of pediatrics, 156(3), 2010.
[4] Nieves DJ, Singh J, Ashouri N et al., Clinical and
laboratory features of pertussis in infants at the
onset of a California epidemic. J Pediatr, 159(6),
2011, 1044–1046.
[5] Cortese MM, Baughman AL, Zhang R et al.,
Pertussis hospitalizations among infants in the
United States, 1993 to 2004. Pediatrics, 121(3),
2008, 484–492.
[6] Đỗ Thị Thúy Nga, Hoàng Thị Thu Hà, Dương
Thị Hồng, Hiệu quả điều trị bệnh ho gà ở trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Trung ương; Tạp chí Y học Dự
phòng, 5(178), 2016, 57–62.
[7] Yeung KHT, Duclos P, Nelson EAS et al., An
update of the global burden of pertussis in
children younger than 5 years: a modelling study.
The Lancet Infectious Diseases, 17(9), 2017,
974–980.
[8] Nieto Guevara J, Luciani K, Montesdeoca Melián
A et al., Hospitalizaciones por Bordetella pertussis:
experiencia del Hospital del Niño de Panamá,
periodo 2001–2008. Anales de Pediatría, 72(3),
2010, 172–178.
[9] Surridge J, Segedin ER, Grant CC, Pertussis
requiring intensive care. Arch Dis Child, 92(11),
2007, 970–975.