35. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2021

Nguyễn Thị Tuyết Nhung1, Dương Hải Thành1, Bùi Quý Vương1, Bùi Thị Hường1
1 Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Để giúp các nhà quản lý có cơ sở để nâng cao điều kiện vệ sinh môi trường cho người
dân tộc nói chung và dân tộc Dao nói riêng.


Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc quản lý vệ sinh môi trường của người
Dao tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2021.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết
hợp định tính được thực hiện trên 603 hộ gia đình người Dao đang sinh sống ở huyện Kim Bôi từ
tháng 1/2021 đến tháng 10/2021.


Kết quả và kết luận: Tỷ lệ người Dao có hành vi đạt về VSMT còn thấp mới đạt được như sau:
39,6% có hành vi đạt về sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; 24,7% hành vi đạt về quản lý phân người;
14,1% về phân gia súc; 26,6% về xử lý rác thải. Một số yếu tố liên quan tới hành vi về VSMT là:
Kinh tế hộ gia đình, PTTT, trình độ học vấn và kiến thức, thái độ của người Dao về VSMT. Xây
dựng được Mô hình truyền thông thay đổi hành vi VSMT cho người Dao tại xã Hùng Sơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng
Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia
về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020,
Số 104/2000/QĐ-TTg, ngày 25/8/2000.
[2] Hoàng Anh Tuấn, Thực trạng KAP về vệ sinh
môi trường của người dân ở 2 xã vùng cao huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí thông tin Y
dược học, (04/2014), Hà Nội, tr. 21-26.
[3] Tạ Thị Như Quỳnh, Nghiên cứu thực trạng quản
lý phân người và một số yếu tố liên quan tại 6 xã
vùng nông thôn tỉnh Hòa Bình năm 2017, Luận
văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, 2017.
[4] Bộ Y tế, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Vệ sinh
nông thôn Việt Nam, Hà Nội, 2016.
[5] Cục Quản lý môi trường y tế, Sổ tay hướng dẫn
lập kế hoạch và thực hiện hợp phần vệ sinh nông
thôn, (2016-2020), Hà Nội, Tr 8-9.
[6] Trần Đắc Phu, Kiến thức và hành vi của người
dân về nhà tiêu hợp vệ sinh tại một số tỉnh của
Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, tập 820,
2012, tr.8-11.
[7] Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hòa
Bình, Báo cáo điều tra tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo
năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020, 2016
[8] Phạm Văn Thành, Thực trạng và hiệu quả can
thiệp bằng giáo dục truyền thông cải thiện hành
vi xử lý phân của người Tày tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái, Luận án chuyên khoa II Y tế công
cộng, Trường đại học Y dược, Đại học Thái
Nguyên, 2012.