19. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN Ở CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Lê Thị Hằng1, Phan Văn Tường2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học QG Hà Nội
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng gây hậu quả nghiệm trọng như ngộ độc thực phẩm cấp và mạn tính, gây bệnh truyền qua thực phẩm và có thể làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến phát triển du lịch, kinh tế của đất nước [2].


Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về an toàn thực phẩm của người chế biến ở các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại Quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ năm 2022.


Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Chọn tất cả người chế biến ở 270 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ở Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 05 năm 2022.


Kết quả: Người chế biến đa phần có độ tuổi dưới 45 tuổi chiếm tỉ lệ 75,9% và 80,4% có trình độ học vấn từ mù chữ đến cấp 2. Tỷ lệ người chế biến đạt các tiêu chí kiến thức đúng về an toàn thực phẩm là 58,9%, trong đó tỷ lệ người chế biến có kiến thức đạt về vệ sinh dụng cụ đạt cao nhất 83,0% và tỷ lệ người chế biến có kiến thức đạt về ngộ độc thực phẩm đạt thấp nhất 55,9%. Người chế biến có thực hành chung về ATTP đạt chiếm tỉ lệ là 66,3%. Tỉ lệ người chế biến có thực hành đủ điều kiện tham gia chế biến thực phẩm đạt 60,7%, trong đó, người chế biến có giấy tập huấn kiến thức ATTP đạt 75,9% và có giấy chứng nhận kiểm tra sức khỏe do cơ quan thẩm quyền cấp 69,6%.


Kết luận: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm đường phố đạt các tiêu chí kiến thức đúng và thực hành tốt về an toàn thực phẩm còn thấp, do đó cần đẩy mạnh công tác giám sát và truyền thông kiến thức chung về ATTP, đặc biệt ngộ độc thực phẩm nhằm góp phần làm hạn chế xảy ra các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh truyền qua thực phẩm để đảm bảo ATTP cho bản thân và người tiêu dùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Alimi BA, Risk factors in street food practices in
developing countries: A review. Food Science
and Human Wellness 5 (141-148), 2016.
https://doi.org/10.1016/j.fshw.2016.05.001
[2] Lê Thị Hồng Ánh, Giáo trình vệ sinh an toàn thực
phẩm. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, 2017.
[3] Chính phủ, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày
12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế,
2018.
[4] Chính phủ, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày
04/09/2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi
phạm hành chính về ATTP, 2018.
[5] Bộ Y tế, Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày
31/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn
thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức
ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 2017.
[6] Cục An toàn thực phẩm, Báo cáo kết quả giám sát
ngộ độc thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020, 2020.
[7] Phan Thị Lành, Kiến thức, thực hành về ATTP và
một số yếu tố liên quan của người chế biến chính
ở các cơ quan kinh doanh thức ăn đường phố tại
huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học
Y tế công cộng, 2016.
[8] Trần Quốc Huy, Kiến thức, thực hành về vệ sinh
ATTP của những người chế biến chính tại các cơ
sở kinh doanh thức ăn đường phố phường Vạn
Thạnh, thành phố Nha Trang năm 2019. Luận văn
Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế
công cộng, 2019.
[9] Quốc hội, Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam.