30. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở MỘT SỐ BỆNH NHÂN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TỪ 2022 ĐẾN 2024

Hoàng Văn Lương1, Dương Minh Phương1, Nguyễn Thị Thương2, Nguyễn Văn Sang3
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Bệnh viện Đa khoa Medlatec
3 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và tổn thương phổi khi người bệnh bị hít phải dị vật vào đường thở đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương 2022 đến 2024.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca bệnh thực hiện trên 24 bệnh nhân có dị vật đường thở.


Kết quả: Tỷ lệ nam:nữ là 2:1. Độ tuổi giao động từ 11 – 71 tuổi, trung bình 56,1 ± 15,8 tuổi. Triệu chứng thường gặp là ho, khạc đờm (100%), sốt (75,0%) và khó thở (70,8%), đau ngực (45,8% và ho máu (25,0%). Kích thước dị vật trung bình 11,54 ±2,7mm, nhỏ nhất 6,5mm và lớn nhất 16,5mm. Các loại dị vật thường gặp nhất là xương (62,5%), tiếp theo là các loại hạt (20,8%), còn lại có tỷ lệ ít gặp là răng, kim khí, tăm tre và thuốc viên (4,2%). Khoảng cách từ dị vật đến carina hay gặp nhất là từ 5-10mm, khoảng cách gần nhất là 3mm, xa nhất là 15,5mm, trung bình 6,4 ±2,9mm. Thời gian từ lúc bị hít phải dị vật đến lúc bệnh nhân đến khám và đều trị sớm nhất là 1 ngày, chậm nhất là 135 ngày, trung bình 19,7 ± 31,3 ngày. Tổn thương hay gặp nhất biểu hiện trên CLVT là xơ hóa và chít hẹp phế quản đoạn có dị vật (37,5%), tiếp theo là dày thành phế quản và tăng tiết dịch nhầy (25,0%). Biến chứng hay gặp nhất là viêm phổi, đông đặc nhu mô phổi và xẹp phổi phía xa (70,8%). Điều trị chủ yếu là dùng nội soi phế quản ống mềm gắp dị vật ra ngoài (91,7%), có 2 trường hợp phẫu thuật cắt thùy phổi để điều trị cho bệnh nhân, sau thủ thuật và phẫu thuật các bệnh nhân tiến triển tốt, thời gian nằm bệnh trung bình 12,9 ± 6,7 ngày.


Kết luận: Dị vật đường thở thường gặp trong lâm sàng là các loại bã thức ăn như xương (gà, lợn…) và các loại hạt. Khi hít phải dị vật vào đường thở thường gây ra các triệu chứng không điển hình như ho, khó thở, sốt và đau ngực. Tổn thương phổi hay gặp trên phim CLVT là chít hẹp và bít tắc phế quản nơi có dị vật. Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể dẫn đến đông đặc nhu mô và xẹp phổi, gây ra các triệu chứng như ho máu và suy hô hấp. CLVT là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán dị vật đường thở, từ đó, đưa ra phương pháp điều trị an toàn, nhanh chóng và hiệu quả cho người bệnh.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Atilla E., C. K. Ibrahim, K. Nurettin, et al.
(2003). "Tracheobronchial foreign bodies: a 10
year experience." Turkish Journal of Trauma and
Emergency Surgery 9:262-266.
[2] Mahmoud M., S. Imam, H. Patel, et al. (2012).
"Foreign body aspiration of a dental bridge in
the left main stem bronchus." Case reports in
medicine 2012:798163.
[3] Dong Y. C., G. W. Zhou, C. Bai, et al. (2012).
"Removal of tracheobronchial foreign bodies in
adults using a flexible bronchoscope: experience
with 200 cases in China." Internal Medicine
Journal 51(18):2515-9.
[4] Ma W., J. Hu, M. Yang, et al. (2020). "Application
of flexible fiberoptic bronchoscopy in the
removal of adult airway foreign bodies." BMC
surgery 20(1):1-5.
[5] Donato L., L. Weiss, J. Bing, et al. (2000). "Tracheo-
bronchial foreign bodies. Archives de Pediatrie."
Organe Officiel de la Societe Francaise de
Pediatrie 7:56S-61S.
[6] Divya S., D. M. Kamat and M. Pansare (2007).
"Foreign-body aspiration: A guide to early detection,
optimal therapy." Consultant for Pediatricians 6(1)
[7] Lin L., L. Liping, Y. Wang, et al. (2014). "The
clinical features of foreign body aspiration into
the lower airway in geriatric patients." Clinical
interventions in aging 9:1613.
[8] Kiran S., C. S. Ahluwalia, V. Chopra, et al.
(2014). "Bronchotomy for removal of foreign
body bronchus in an infant." Indian Journal of
Anaesthesia 58(6):772.
[9] Keny S. J. and U. C. Kakodkar (2016). "A forgotten
foreign body in bronchus. Lung India." Official Organ
of Indian Chest Society 33(6):694.
[10] Hye K. C., C. Y. Ki, C. Y. Sung, et al. (2007).
"Bronchial foreign body aspiration diagnosed
with MDCT." Clinical and Experimental Pediatrics
50(8):781-4.