19. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY ĐỐT SỐNG NHÂN TẠO LỐI TRƯỚC VÀ CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG LỐI SAU TRONG ĐIỀU TRỊ LAO CỘT SỐNG NGỰC TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Phan Thanh Tuấn1, Đỗ Đăng Hoàn1, Nguyễn Khắc Tráng1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Lao cột sống chỉ chiếm tỷ lệ dưới 2% trong nhóm bệnh lao, bệnh diễn biến âm thầm nhưng gây hậu quả nặng nề, giai đoạn điển hình bệnh thường gây đau đớn dữ dội và để lại di chứng nếu không được điều trị kịp thời. Phẫu thuật giải ép tủy lối trước, lấy bỏ tổn thương lao, thay đốt sống nhân tạo và cố định cột sống lối sau là 1 phương pháp ưu việt mang lại hiệu quả cao trong điều trị lao cột sống.


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật giải ép tủy lối trước thay thân đốt sống nhân tạo và cố định cột sống lối sau trong điều trị lao cột sống ngực tại Bệnh viện Phổi Trung ương.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu các đặc điểm của 47 người bệnh được chẩn đoán lao cột sống đã được điều trị thuốc lao theo phác đồ và phẫu thuật bằng phương pháp trên vào năm 2022.


Kết quả: Hiệu quả phục hồi thần kinh cao, điểm VAS, ASIA cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật, tỷ lệ liền xương đạt 100%, không tái phát bệnh, hiệu quả tốt phẫu thuật đạt 95,8%; Phẫu thuật chỉnh hình lối sau bằng hệ thống vít qua cuống có hiệu quả chỉnh gù tốt, góc gù trung bình giảm từ 27,2o ± 8,9o trước mổ xuống còn 11,1o± 5,6o sau mổ (p<0,05).


Kết luận: Phẫu thuật giải ép lối trước thay đốt sống nhân tạo và cố định cột sống lối sau bằng hệ thống vít qua cuống là phương pháp có hiệu quả tốt, triệt để trong điều trị lao cột sống, nên được áp dụng rộng rãi.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Luk KT, Tuberculosis of the spine in the new
millenium. Eur Spine J. 1999;8(5):338–45, 1999.
[2] Jutte PC, Routine surgery in addition to chemotherapy
for treating spinal tuberculosis (Review)
Cochrane Database of Systematic Reviews,
2006.
[3] Hodgson AR, Stock FE, Anterior spine fusion
for the treatment of tuberculosis of the spine. J
bone joint surg, 42, p.295-310, 1960.
[4] Nguyễn Khắc Tráng, Nghiên cứu phẫu thuật cố
định lối sau và giải ép lối trước trong điều trị lao
cột sống ngực và thắt lưng có biến chứng thần
kinh. Luận án Tiến sĩ, trường Đại Học Y Hà Nội,
2019.
[5] Tuli SM, Tuberculosis of the spine: Historical
review. Clinical Orthop Relat Res 2007 Vol. 460
pages 29–38.
[6] JSD Brito, A Tirado, Surgical Treatment of Spinal
tuberculosis Complicated with Extensive Abscess.
Iowa Orthop I. 2014; 34: 129-136, 2014.
[7] S Basu, S Chatterjee, M Bhattacharyya, Efficacy
and safety of instrumentation in caries spine.
Spine, 2006, 40:2, 78-81.
[8] MB Kabin, JN Wenstein, The history of vertebral
screw and pedical screw fixation. Iowa orthopaedic
Journal, vol 11, 127-135, 1991.
[9] Pandey BK, Sangondimath GM, Chhabra HS,
Single state posterior instrumentation and anterior
interbody fusion for tuberculosis of dosal and
lumbar spines”.. Nepal Orthopaedic Association
Journal, Volume 2, Number 1, 2011.
[10] Xao-bin W, Jing L, Gu-hua L et al., Single-stage
posterior instrumentation and anterior debridement
for active tuberculosis of the thoracic and
lumbar spine with kyphotic deformity. International
Orthopaedics (SICOT) 36:373–380, 2012.
[11] W Lin, S Wang, Q Ke, Single-Stage Anterior
Debridement, Autogenous Bone Grafting and
Anterior or Posterior Instrumentation for Spinal
Tuberculosis. Annals of Orthopedics and
Musculoskeletal Disorders Journal, 1:1, 2017.
[12] Yongchun Z et al., Comparison of single
posterior debridement, bone grafting and
instrumentation with singlestage anterior debridement,
bone grafting and posterior instrumentation in
the treatment of thoracic and thoracolumbar spinal
tuberculosis. BMC Surgery 18:71 https://doi.
org/10.1186/s12893-018-0405-4, 2018.