11. BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP VIÊM MẠCH HỦY BẠCH CẦU TRÊN DA DO THUỐC LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Mạnh Thế1, Nguyễn Kim Cương1, Đinh Văn Lượng1
1 Bệnh viện Phổi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tác dụng phụ trên da do thuốc lao là một tác dụng phụ thường gặp trong điều trị bệnh lao. Các phản ứng trên da hay gặp như: Hồng ban dạng sởi, hồng ban đa dạng, mề đay, viêm da bỏng vảy, lichenoid, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Steven Johnson… Tuy nhiên, viêm mạch hủy bạch cầu trên da (cutaneous leukocytoclastic vasculitis) do thuốc lao là một phản ứng hiếm gặp.


Mục tiêu: Chúng tôi báo cáo ca bệnh LCV trên da hiếm gặp do thuốc chống lao với hi vọng góp tiếng nói của mình trong thống kê y học, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hiếm gặp này.


Báo cáo ca bệnh: Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 70 tuổi, được chẩn đoán mắc lao phổi, phác đồ điều trị bao gồm: Rifampicin, isoniazid, pyrazinamid và ethambutol. Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân xuất hiện nhiều ban xuất huyết ở cẳng chân và bàn tay hai bên. Kết quả mô bệnh học khi sinh thiết da phù hợp với viêm mao mạch hủy bạch cầu. Tổn thương trên da mất dần sau khi dừng thuốc lao và điều trị bằng corticoid cùng thuốc kháng histamin. Từng loại thuốc lao được dùng lại sau mỗi 4 ngày. Ban xuất huyết lần lượt xuất hiện trở lại khi bệnh nhân dùng pyrazinamid liều 500mg, và sau đó dùng rifampicin liều 450 mg.


Bàn luận: Bàn luận về dịch tễ, căn nguyên, điều trị LCV. Chúng tôi phân tích cách chẩn đoán ca bệnh này dựa trên mô bệnh học và test kích thích.


Kết luận: Đây là trường hợp viêm mạch hủy bạch cầu trên da hiếm gặp do rifampicin và pyrazinamid.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] JA Carlson, The histological assessment of cutaneous
vasculitis, Histopathology, 56(1), 2010,p. 3-23.
[2] G Haugeberg, R Bie, A Bendvold et al., Primary
vasculitis in a Norwegian community hospital:
A retrospective study, Clin Rheumatol, 17(5),
1998, p. 364-8.
[3] A Arora, DA Wetter, TM Gonzalez-Santiago
et al., Incidence of leukocytoclastic vasculitis, 1996
to 2010: A population-based study in
Olmsted County, Minnesota, Mayo Clin Proc,
89(11), 2014, p. 1515-24.
[4] GL Fekete, L Fekete, Cutaneous leukocytoclastic
vasculitis associated with erlotinib treatment:
A case report and review of the literature, Exp
Ther Med, 17(2), 2019, p. 1128-1131.
[5] X Li, J Xia, M Padma et al., Cutaneous leukocytoclastic
vasculitis as the first manifestation
of malignant syphilis coinfected with human
immunodeficiency virus, J Cutan Pathol, 46(5),
2019, p. 393-395.
[6] WC Tan, CK Ong, SC Kang et al., Two years
review of cutaneous adverse drug reaction from
first line anti-tuberculous drugs, Med J Malaysia,
62(2), 2007, p. 143-6.
[7] WE Parish, EL Rhodes, Bacterial antigens and
aggregated gamma globulin in the lesions of
nodular vasculitis, Br J Dermatol, 79(3), 1967,
p. 131-47.
[8] M Carvalho, RL Dominoni, D Senchechen et al.,
Cutaneous leukocytoclastic vasculitis accompanied
by pulmonary tuberculosis, J Bras Pneumol, 34(9),
2008, p. 745-8.
[9] NM Johnson, MW McNicol, EJ Burton-Kee et
al., Circulating immune complexes in tuberculosis,
Thorax, 36(8), 1981, p. 610-7.
[10] CH Chan, YW Chong, AJ Sun et al., Cutaneous
vasculitis associated with tuberculosis and its
treatment, Tubercle, 71(4), 1990, p. 297-300.
[11] JH Kim, JI Moon, JE Kim et al., Cutaneous
leukocytoclastic vasculitis due to anti-tuberculosis
medications, rifampin and pyrazinamide, Allergy
Asthma Immunol Res, 2(1), 2010, p. 55-8.
[12] Kumutnart C, Wanjarus R, Kunlawat T, Annular
leukocytoclastic vasculitis associated with anti-tuberculosis
medications: A case report, Journal of Medical Case
Reports, 7(1), 2013, p. 34.
[13] T Schaberg, K Rebhan, H Lode, Risk factors for
side-effects of isoniazid, rifampin and pyrazinamide
in patients hospitalized for pulmonary
tuberculosis, Eur Respir J, 9(10), 1996, p. 2026-30.