43. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NẤM MÓNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh nấm móng tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương năm 2018.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nấm móng bằng nuôi cấy nấm tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương từ 8/2018 đến 7/2019.
Kết quả: Tuổi mắc bệnh thường trong độ tuổi lao động 20-59 tuổi chiếm 70%, chủ yếu là nữ chiếm 61,3% và tỷ lệ bệnh nhân sống ở nông thôn cao gấp 2,66 lần bệnh nhân ở thành thị. Nghề nghiệp hay gặp là lao động tay chân, tiếp xúc với nước như nông dân, người tiếp xúc với vật nuôi, gia súc, gia cầm (38,2%) và công nhân làm việc trong môi trường ẩm ướt (19,1%). Dạng tổn thương hay gặp nhất là tổn thương bờ bên và bờ xa dưới móng chiếm (71/110, 64,5%), tổn thương bờ gần dưới móng là (48/110, 43,6%), tổn thương bề mặt móng là (38/110, 34,5%). Tổn thương cơ bản hay gặp là tổn thương có khối sừng mủn dưới móng (53/110, 48,2%). Trong tổng số 110 bệnh nhân được chẩn đoán nấm móng dựa vào nuôi cấy, 96 bệnh nhân (87,3%) có kết quả soi tươi có nấm, 14 (12,7%) bệnh nhân có kết quả soi tươi không thấy nấm.
Kết luận: Nấm móng hay gặp ở người ở độ tuổi lao động, đặc biệt người làm việc trong môi trường ẩm ướt. Hình thái lâm sàng hay gặp là nấm móng ở bờ bên và bờ xa dưới móng và khối sừng mủn dưới móng. 87,3% bệnh nhân có tương đồng kết quả giữa soi tươi và nuôi cấy cho thấy độ tin cậy khá cao của soi tươi trong chẩn đoán nấm móng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nấm móng, đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan, sừng mủn dưới móng, thay đổi màu sắc móng.
Tài liệu tham khảo
to diagnosis and treatment of onychomycosis.
Expert Review of Anti-Infective Therapy, 2018.
16(12): p. 929-938.
[2] Lê Hữu Doanh, Bệnh học Da liễu. 2 ed. Vol. 1.
2019: Nhà xuất bản Y học. 293-311.
[3] Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Đức Thảo, Bóc tách
móng bằng Ure-plaste kết hợp với Griseofulvine
trong điều trị nấm món. Nội san Da liễu, 1978:
p. 45-50.
[4] Gupta AK et al., Prevalence and epidemiology of
onychomycosis in patients visiting physicians’
offices: a multicenter canadian survey of 15,000
patients. Journal of the American Academy of
Dermatology, 2000. 43(2 Pt 1): p. 244-248.
[5] Bongomin F et al., A Review of Onychomycosis
Due to Aspergillus Species. Mycopathologia,
2018. 183(3): p. 485-493.
[6] Kim DM, MK Suh, GY Ha, Onychomycosis in
Children: An Experience of 59 Cases. Annals of
Dermatology, 2013. 25(3): p. 327-334.
[7] Aghamirian MR, SA Ghiasian, Onychomycosis
in Iran: epidemiology, causative agents and
clinical features. Nihon Ishinkin Gakkai Zasshi
= Japanese Journal of Medical Mycology, 2010.
51(1): p. 23-29.
[8] Ghannoum MA et al., A large-scale North
American study of fungal isolates from nails: the
frequency of onychomycosis, fungal distribution,
and antifungal susceptibility patterns. Journal of
the American Academy of Dermatology, 2000.
43(4): p. 641-648.
[9] Nickerson WJ, L Irving, HE Mehmert, Sandals,
and hygiene and infections of the feet. Archives
of Dermatology and Syphilology, 1945. 52: p.
365-368.
[10] Huang CC, PL Sun, Superficial white
onychomycosis caused by Trichophyton
verrucosum. International Journal of
Dermatology, 2008. 47(11): p. 1162-1164.