TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 400 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nhi được chuẩn đoán nhiễm trùng đường ruột tại bệnh viện nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2019. Kết quả: Có 353 bệnh nhi được sử dụng biện pháp bù nước và điện giải, Oresol (ORS) có tần suất cao nhất là 38,66%. Kháng sinh có tần suất sử dụng cao nhất là nhóm beta-lactam thế hệ thứ 3. Trong đó, Cefotaxim có tần suất sử dụng nhiều nhất. Phác đồ đơn độc cefotaxim sử dụng nhiều nhất với tần suất 70,06%. Trong khi đó, phác đồ kháng sinh cefotaxime phối hợp tobramycin sử dụng cao nhất trong các phác đồ phối hợp với 57,14%. Có đến 70 trường hợp thay đổi phác đồ do không đạt hiệu quả mong muốn và 22 trường hợp thay đổ phác đồ do đã đạt được hiệu quả nên giảm lượng kháng sinh. Phác đồ lần đầu có tần suất thay đổi cao nhất là phác đồ cefotaxim với 33 trường hợp. Phác đồ lần thứ 2 thay đổi có tần suất cao nhất là phác đồ cefotaxim và phác đồ cefotaxim phối hợp Tobramycin với đều thay đổi 5 trường hợp. Phác đồ lần thứ 3 thay đổi đa số là từ phác đồ kháng sinh phối hợp sang phác đồ đơn độc. Kết luận: Biện pháp bù nước và điện giải chủ yếu là ORS. Kháng sinh được dùng chủ yếu là nhóm beta-lactam thế hệ thứ 3, Cefotaxim có tần suất sử dụng nhiều nhất. Cefotaxim được sử dụng nhiều nhất trong phác đồ đơn độc. Phác đồ kháng sinh cefotaxime phối hợp tobramycin sử dụng cao nhất trong các phác đồ phối hợp. Thay đổi phác đồ điều trị phần lớn là do không đạt hiệu quả mong muốn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình hình sử dụng thuốc, nhiễm trùng đường ruột
Tài liệu tham khảo
2. Roth GA, Global, regional, and national age-sex-specific mortality for 282 causes of death in 195 countries and territories, 1980–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017, The Lancet, 2018; 392(10159): 1736–1788.
3. Ho Chi Minh City Department of Health, Instructions for the use of antibiotics in hospitals, Medical Publishing House, 2018. (in Vietnamese)
4. Julie GI, Jennifer FA, Estes MK et al., Human mini-guts: new insights into intestinal physiology and host–pathogen interactions, Nat Rev Gastroenterol Hepatol, 2016; 13(11): 633.
5. Shane Al, Mody RK, Crump JA et al., 2017 Infectious Diseases Society of America Clinical Practice Guidelines for the Diagnosis and Management of Infectious Diarrhea, Clin Infect Dis., 2017; 65(12): e45–e80.
6. Crawford SE, Rotavirus infection. Nat Rev Dis Primers, 2017; 13: 17083.
7. Koestler BJWC, Human Intestinal Enteroids as a Model System of Shigella Pathogenesis, Infect Immun, 2019; 87(4): 00733-18.
8. Sophie CW, Emma B, Clare N, Non-typhoidal Salmonella infections in children: Review of literature and recommendations for management, J Paediatr Child Health, 2017; 53(10): 936-941.
9. Tack B, Vanaenrode J, Verbakel JY et al., Invasive non-typhoidal Salmonella infections in sub-Saharan Africa: a systematic review on antimicrobial resistance and treatment, BMC Med., 2020; 18(1): 212.