14. ĐẶC ĐIỂM TRÊN PHIM X-QUANG CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH BỤI PHỔI TẠI MỘT CÔNG TY CHẾ BIẾN THAN

Dương Văn Quân1
1 Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả đặc điểm trên phim Xquang của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi tại một Công ty chế biến than.


Phương pháp: Thiết kết nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 805 người lao động đang làm việc tại Công ty cổ phần Than Kho Vận và Cảng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 10 năm 2020.


Kết quả: 94,9% đối tượng mắc bệnh bụi phổi than là kích thước p/p và 79% có mật độ đám mờ từ 1/0 đến 1/2.


Kết luận: Đặc điểm trên phim Xquang của bệnh nhân bụi phổi có giá trị cao và thường xuất hiện sớm hơn triệu chứng lâm sàng vì vậy người lao động tiếp xúc với bụi than cần được khám sức khỏe nghề nghiệp định kỳ và có chụp phim Xquang phổi để phát hiện sớm bệnh bụi phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Veruscka L, Luca F, Rosaria R et al., Artificial
Stone Associated Silicosis: A Systematic Review;
Int J Environ Res Public Health, 16(4), 2019.
[2] Laney AS, Petsonk EL, Attfield MD,
Pneumoconiosis among underground bituminous
coal miners in the United States: is silicosis
becoming more frequent?, Occup Environ Med;
67(10), 2010, p. 652-6.
[3] Shen F, Yuan J, Sun Z, Risk identification and
prediction of coal workers’ pneumoconiosis in
Kailuan Colliery Group in China: a historical
cohort study, PLoS One; 8(12), 2013, p. e82181.
[4] Liu GT, Li XJ, Wei YH, Epidemiological
analysis of pneumoconiosis in the Xinjiang
Uygur Autonomous Region and cases reported
by the Urumqi Railway Bureau, Genet Mol Res;
14(1), 2015, p. 1612-23.
[5] Phạm Xuân Thành, Báo cáo Kết quả điều tra
thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic
nghề nghiệp, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và Môi
trường, 2008.
[6] Nguyễn Thị Toán, Các bệnh nghề nghiệp thường
gặp trong khai thác mỏ. truy cập ngày 29 tháng
12 năm 2020.
[7] Laney AS, Attfield MD, Coal workers’
pneumoconiosis and progressive massive
fibrosis are increasingly more prevalent among
workers in small underground coal mines in the
United States, Occup Environ Med. 67(6), 2010,
p. 428-31.
[8] Parihar YS, Patnaik JP, Nema BK, Coal
workers’ pneumoconiosis: a study of prevalence
in coal mines of eastern Madhya Pradesh and
Orissa states of India, Ind Health. 35(4), 1997,
p. 467-73.