16. KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG TRONG KIỂM SOÁT TĂNG ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU

Nguyễn Như Nghĩa1, Trần Thị Tố Quyên2, Mai Huỳnh Ngọc Tân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông trong kiểm soát tăng AU máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) lọc máu chu kỳ.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp điều trị theo dõi dọc 211 bệnh nhân BTMGĐC đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ tháng 07/2022 đến 04/2023.


Kết quả: Có 211 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình là 49,54±12,82. Có 88,2% bệnh nhân bệnh thận mạn tăng AU. Sau 3 tháng can thiệp truyền thông, có 26,4% bệnh nhân đạt mục tiêu AU; sau 6 tháng, gần 2/3 số bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị, chỉ số hiệu quả tăng từ 26,4% lên 71,4%, p=0,001. Nồng độ AU trung bình trước can thiệp là 8,46±1,4 mg/dL, sau 3 tháng còn 7,35±1,79mg/ dL và sau 6 tháng còn 5,17±2,34mg/dL, p=0,001. Nữ giới và thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu purin có liên quan độc lập với tỷ lệ không đạt mục tiêu AU sau can thiệp truyền thông.


Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân BTMGĐC tăng AU rất cao, chiếm 88,2%. Biện pháp can thiệp truyền thông ở bệnh nhân BTM đang lọc máu định kỳ có hiệu quả trong kiểm soát AU máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Davide G, Livia F, Giovambattista D et al.,
Chronic hyperuricemia, uric acid deposit and
cardiovascular risk, Curr Pharm Des, 19(13),
2013, 2432-2438.
[2] Eghlim N, Arezoo K, Behzad E et al., The
relationship between dialysis adequacy and serum
uric acid in dialysis patients; a cross-sectional
multi-center study in Iranian hemodialysis
centers, J Renal Inj Prev, 6(2, 2017, 142-147.
[3] Nguyễn Văn Tuấn, Khảo sát nồng độ acid uric
huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai
đoạn cuối, Tạp chí Y học Việt Nam, 504(2),
2021, 147-151.
[4] Nguyễn Vĩnh Ngọc, Bệnh Gút; Bệnh học cơ
xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2009, trang 187-210.
[5] Kiyoko K, Yasuo A, Tomoko F et al., Total126
purine and purine base content of common
foodstuffs for facilitating nutritional therapy
for gout and hyperuricemia. Biol. Pharm. Bull,
37(5), 2014, 709–721.
[6] Adam MZ, Juan JC, Melanie W et al., Serum Uric
Acid and Mortality Risk Among Hemodialysis
Patients, Kidney International Reports, 5: 1196–
1206, 2020.
[7] Farya M, Sarfraz A, Muhammad YY et al.,
Prevalence of Hyperuricemia in Thrice Weekly
Maintenance Hemodialysis Patients, Pak J
Kidney Dis, 6(3), 2022, 10-14.
[8] Trịnh Kiến Trung, Nghiên cứu nồng độ acid uric
máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người
từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ, Luận án
Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội, 2015.