BỆNH LÝ HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, tổn thương chỏm xương đùi trên x quang và cộng hưởng từ và một số yếu tố nguy cơ trong bệnh lý hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 120 bệnh nhân HTVKCXĐ được chẩn đoán và phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng không xi măng tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả: Tuổi trung bình là 47,7 ± 10, tỉ lệ nam /nữ là 11:1. Có 100 bệnh nhân tổn thương chỏm 2 bên, chiếm 83,33%. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh sau 6 tháng (93,4%). Thời gian bị bệnh giữa 2 chỏm xương đùi trung bình là 6,5 tháng. Bệnh nhân có tiền sử uống rượu gặp tỷ lệ cao nhất với 87,5%, sử dụng thuốc lá là 58,3%. Nhóm chụp X quang, thường gặp tổn thương ở giai đoạn muộn (III, IV). Ở nhóm chụp cộng hưởng từ, tổn thương chính phát hiện ở giai đoạn III chiếm 54,93%, ở giai đoạn sớm I, II với 44,27%. Kết luận: Bệnh xu hướng gặp ở lứa tuổi trẻ dần, tiến triển nhanh. Rượu và thuốc lá là yếu tố nguy cơ. X quang và cộng hưởng từ là phương pháp hiệu quả chẩn đoán bệnh lý HTVKCXĐ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hoại tử vô khuẩn, chỏm xương đùi
Tài liệu tham khảo
chỏm xương đùi ở người lớn. Học viện Quân Y; 2011.
2. Mai Đắc Việt. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần ở
bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn IV, V, VI. Viện nghiên cứu Khoa học Y dược lâm sàng 108;
2017.
3. Arlet J. Nontraumatic avascular necrosis of the femoral head. Past, present, and future. Clin Orthop Relat Res.
1992 Apr;(277):12–21.
4. Mont MA, Marulanda GA, Jones LC, Saleh KJ, Gordon N, Hungerford DS, et al. Systematic analysis of
classification systems for osteonecrosis of the femoral head. J Bone Joint Surg Am. 2006 Nov;88 Suppl 3:16–26.
5. Fink B, Mittelstaedt A, Schulz MS, Sebena P, Singer J. Comparison of a minimally invasive posterior approach
and the standard posterior approach for total hip arthroplasty A prospective and comparative study. J Orthop Surg Res.
2010 Jul 27;5:46.
6. Scaglione M, Fabbri L, Celli F, Casella F, Guido G. Hip replacement in femoral head osteonecrosis: current
concepts. Clin Cases Miner Bone Metab. 2015 Jan;12(Suppl 1):51–4.
7. Issa K, Pivec R, Kapadia BH, Banerjee S, Mont MA. Osteonecrosis of the femoral head: the total hip
replacement solution. Bone Joint J. 2013 Nov;95-B(11 Suppl A):46–50.
8. McGrory BJ, York SC, Iorio R, Macaulay W, Pelker RR, Parsley BS, et al. Current practices of AAHKS
members in the treatment of adult osteonecrosis of the femoral head. J Bone Joint Surg Am. 2007 Jun;89(6):1194–204.
9. Lieberman JR, Engstrom SM, Meneghini RM, SooHoo NF. Which factors influence preservation of the
osteonecrotic femoral head? Clin Orthop Relat Res. 2012 Feb;470(2):525–34.
10. Scaglione M, Fabbri L, Celli F, Casella F, Guido G. Hip replacement in femoral head osteonecrosis: current
concepts. Clin Cases Miner Bone Metab. 2015;12(Suppl 1):51–4.