22. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘT BIẾN GEN K13 CỦA PLASMODIUM FALCIPARUM ĐẾN NỒNG ĐỘ IC50 VỚI MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT TRÊN IN VITRO TẠI GIA LAI

Nguyễn Quang Thiều1, Hoàng Đình Cảnh1
1 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích ảnh hưởng của đột biến gen K13 của Plasmodium falciparum đến nồng độ IC50
với một số thuốc điều trị sốt rét trên In vitro tại Gia Lai, nhằm xác định tỷ lệ nhạy, kháng của thuốc
với Plasmodium falciparum
Đối tượng và phương pháp: Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu mô tả thực
nghiệm tại labo với 42 mẫu máu và mẫu ký sinh trùng nuôi cấy của bệnh nhân được chẩn đoán số rét
do P. falciparum chưa biến chứng tại Gia Lai.
Kết quả: IC50 trung bình của artesunat đối với Plasmodium falciparum là 3,06 ± 3,10 nmol/L; IC50
trung bình của dihydroartemisinin đối với Plasmodium falciparum 2,95 ± 2,19 nmol/L; IC50 trung
bình của chloroquin đối với Plasmodium falciparum 67,7 ± 51,3 nmol/L; Nguy cơ kháng chloroquin
ở các mẫu có gen K13 liên quan đến kháng thuốc cao gấp 1,47 lần mác mẫu không có gen K13 liên
quan đến kháng thuốc ART, với OR = 1,47, 95%CI: 1,15-4,79; IC50 trung bình của piperaquin đối
với Plasmodium falciparum 43,5 ± 24,9 nmol/L.
Kết luận: IC50 trung bình của các mẫu có đột biến gen K13 cao hơn nhóm không có gen đột biến K13
đối với 4 loại thuốc ART gồm artesunat, dihydroartemisinin, chloroquin, piperaquin. Nguy cơ kháng
chloroquin ở các mẫu có gen K13 liên quan đến kháng thuốc cao gấp 1,47 lần các mẫu không có gen
K13 liên quan đến kháng thuốc ART.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Quy trình kỹ thuật thu mẫu máu ngoại vi
trên giấy Whatman 3MM đóng gói, bảo quản và
vận chuyển mẫu, Sách hướng dẫn kỹ thuật SOP,
Tập 2, Nhà Xuất bản Y học, Tr.21-26, 2017.
[2] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Bệnh sốt rét: Dịch tễ, bệnh học, lâm sàng
điều trị và phòng bệnh, Sách tham khảo, Nhà
Xuất bản Y học, 2020.
[3] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Quy trình kỹ thuật thu làm lam máu giọt
dày, giọt mỏng để phát hiện ký sinh trùng sốt rét,
Sách hướng dẫn kỹ thuật SOP, Tập 3, Nhà Xuất
bản Y học, 2019.
[4] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Quy trình kỹ thuật gắn thuốc sốt rét lên
phiến nhựa 96 giếng sử dụng trong đánh giá
độ nhạy cảm của ký sinh trùng sốt rét, Sách
hướng dẫn kỹ thuật SOP tập 6, Nhà Xuất bản
Y học, 2019.
[5] Đoàn Hạnh Nhân và CS, Nghiên cứu thuốc
arterakin (dihydroartemisinin –piperaquine) điều
trị sốt rét ở Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa
học chuyên ngành Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng, Nhà Xuất bản Y học, Tr.144-152, 2005.
[6] Florian K, Peter P et al., In vitro activity of
pyronaridine against Plasmodium falciparum
and comparative evaluation of anti-malarial
drug suscepptibility assays, Publishsd Malaria
Jounal, 2009.
[7] Pharath L, Chansuda W et al., Decreased In vitro
susctibility of Plasmodium falciparum insolates
to artesunate, mefloquine, chloroquin and quinin
in Cambodia from 2001 to 2007 and 2010,
PMCID, 2010.
[8] Kittiya M, Peerapan T et al., In vitro sensitivity of
pyronaridin in Thai Lan Isolates of Plasmodium
falciparum, Am. Jounal Trop Med Hyg, Vol.98(1),
pp.51-56, 2018.
[9] Aurelie P, Pilippe P et al., Ex In vitro activity
of the ACT new components pyronaridine and
piperaquine in compation with conventionnal
ACT drug against isolates of Plasmodium
falciparum , PMID: 22333675 Malar Jounal
Published, 2012.
[10] Ringwald P, Basco LK, In vitro activity of
dihydroartemisinin again clinical isolates of
Plasmodium falciparum in Yaounde, Cameroon,
Am Jounal Trop Med Hyg, Vol.61(2), pp:187-
192, 1999.
[11] Mathirut M, Ekularn W et al., Influence of pfmdrl
gene on In vitro sensitivities of piperaquine in
Thai Lan isolates of Plasmodium falciparum ,
Am Jounal Trop Med Hyg, Vol.96(3), pp.624-
629, 2017.