9. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG VIÊM, DIỆT KHUẨN CỦA PLASMA LẠNH TRÊN BỆNH NHÂN CÓ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM NHIỄM KHUẨN

Đỗ Đình Tùng1, Đỗ Hoàng Tùng2
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn
2 Viện Vật Lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tính an toàn, hiệu quả chống viêm, diệt khuẩn tại vết thương
của tia plasma được tạo ra từ máy PlasmaMed do Việt Nam sản xuất.
Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, có đối chứng; đối tượng gồm 31 bệnh nhân có vết
thương nhiễm khuẩn, trong đó có 20 bệnh nhân có 2 vùng vết thương tương đồng (chia ra 01 vùng
nghiên cứu được chiếu tia plasma, 01 vùng đối chứng thay băng thường quy), 11 bệnh nhân chỉ có 1
vùng vết thương (vùng nghiên cứu được chiếu tia plasma). Các chỉ số đánh giá hiệu quả gồm: CRP,
PCT, nồng độ vi khuẩn tại vết thương.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy các chỉ số CRP, PCT ở bệnh nhân có vết thương giảm rõ rệt ngay
sau khi chiếu plasma lạnh ở ngày thứ 1 và ngày thứ 5. Qua lần chiếu thứ nhất, nồng độ vi khuẩn tồn
tại trên bề mặt nền vết thương đã giảm rất rõ rệt so với trước khi chiếu. Tại thời điểm ngày thứ 5 đa
số bệnh nhân vết thương đã sạch khuẩn hoàn toàn. Đánh giá bằng hình ảnh cho thấy, vết thương đã
chuyển biến tích cực: nhanh se, giảm tiết dịch, bờ mép vết thương đã liền, các mô phát triển khiến
tổng thể bề mặt vết thương đồng màu.
Kết luận: Plamsma lạnh có hiệu quả chống viêm và diệt khuẩn, phòng nhiễm khuẩn ở vết thương
phần mềm ngay từ lần chiếu đầu tiên, cũng như sau 5 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đình Bảng, “Phòng chống nhiễm khuẩn
tại các cơ sở ngoại khoa”. Tạp chí Y học Việt
Nam, (5), tr. 27 – 31, 1991.
[2] Tian Y et al., “Inactivation of Staphylococcus
aureus and Enterococcus faecalis by a directcurrent,
cold atmospheric-pressure air plasma
microjet”, J Biomed Res. 24(4), 264-9, 2010.
[3] Kong MG et al., “Plasma medicine: an
introductory review”, New Journal of Physics.
11(11), 115012, 2009.
[4] Boekema BKHL, Vlig M, Guijt D et al., A new
flexible DBD device for treating infected wounds:
in vitro and ex vivo evaluation and comparison
with a RF argon plasma jet. J Phys D Appl Phys.
2016;49:044001, 2016.
[5] Boekema BKHL, Hofmann SS, van Ham BJT et
al., Antibacterial plasma at safe levels for skin
cells. J Phys D Appl Phys. 46:422001, 2013.
[6] Morfill G, Shimizu T, Steffes B et al.,
Nosocomical infections-a new approach towards
preventive medicine using plasmas. New J Phys.
2009;11:115019, 2009.
[7] Li YF, Taylor D, Zimmermann JL, In vivo skin
treatment using two portable plasma devices:
comparison of a direct and an indirect cold
atmospheric plasma treatment. Clin Plasma Med.
2013;1:35–9, 2013.
[8] Do Hoang Tung, Cold atmospheric pressure
gliding arc plasma jet for decontamination,
Communications in Physics, Vol. 24, No. 3S2,
pp. 129-134, 2014.
[9] Isbary G, Morfill G, Schmidt HU et al., A first
prospective randomized controlled trial to
decrease bacterial load using cold atmospheric
argon plasma on chronic wounds in patients, Br J
Dermatol 163(1), 78-82, 2010.