NHẬN XÉT KẾT QUẢ CHỌC ỐI Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP THAI NHI CÓ TĂNG KHOẢNG SÁNG SAU GÁY TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả chọc ối ở những trường hợp thai nhi có tăng khoảng sáng sau gáy
(KSSG) tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu các trường hợp thai phụ
được siêu âm trong khoảng tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày được đo KSSG và những thai nhi
có tăng KSSG có kết quả xét nghiệm di truyền từ dịch ối tại BV Sản Nhi Nghệ An từ tháng 8/2021
đến tháng 8/2022.
Kết quả: Đặc điểm chung: Trung bình tuổi của thai phụ là 30,1 ± 5,5. Nhóm từ trên 35 tuổi
chiếm tỷ lệ 20,3%. Tỷ lệ tiền sử sinh con dị tật chiếm 2,0%. Nhận xét kết quả chọc ối ở những
trường hợp thai nhi có tăng khoảng sáng sau gáy: có 61,2% trường hợp được chỉ định chọc hút
dịch ối làm nhiễm NST đồ thai nhi do tăng khoảng sáng sau gáy đơn thuần. Còn lại 38,8% là có
các bất thường khác kèm theo. Chọc hút dịch ối vào thời điểm lý tưởng từ 16 đến 20 tuần chiếm tỷ
lệ 100%. Tỷ lệ bất thường NST là 2,3%.
Kết luận: Tỷ lệ bất thường NST là 2,3% trong đó bất thường NST hay gặp nhất là trisomy 21
và bất thường NST giới tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khoảng sáng sau gáy, thai nhi.
Tài liệu tham khảo
Management of the Fetal Patient 2000: p. 222-
224.
2. al, B.B.e., Sonographic Identification of
Second-Trimester Fetuses with Down's
Syndrome. N Engl J Med 1987: p. 1371-1376
3. al, N.e., Fetal nuchal translucency:
ultrasound screening for chromosomal defects
in first trimester of pregnancy. BMJ, 1992: p.
867-869.
4. al, S.e., Increased nuchal translucency
with normal karyotype. American Journal of
Obstetrics and Gynecology, 2004: p. 192:
1005–21.
5. al, N.e., The 11-14-week scan. Increase in
nuchal translucency with gestational age.
ISUOG, 2001.
6. Bùi Hải Nam, Tìm hiểu mối liên quan
giữa bất thường nhiễm sắc thể với tăng khoảng
sáng sau gáy ở tuổi thai 11 - 13 tuần 6 ngày.
2011, Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Hải Long, Đánh giá giá trị của độ
dày da gáy để chẩn đoán thai bất thường có
nhiễm sắc thể bình thường. 2013, Đại học Y Hà
Nội.
8. al, K.K.e., Relation Between Increased
Fetal Nuchal Translucency Thickness and
Chromosomal Defects. Original Research,
2006. 107: p. 6-10.
9. Dương Văn Chương, Nghiên cứu kết quả
thai nghén của những trường hợp có tăng
khoảng sáng sau gáy. 2018, Trường Đại học Y
Hà Nôi: Hà Nội.
10. Phan Trường Duyệt, Kỹ thuật siêu âm
và ứng dụng trong sản, phụ khoa. 2007, Nhà
xuất bản Khoa học và kỹ thuật. p. 7-10.
11. al, M.e., Nuchal translucency
measurement and pregnancy outcome in
karyotypically normal fetuses. Ultrasound
Obstet Gynecol, 2001. 17: p. 102-105.
12. Kim MH, Threshold of Nuchal
Translucency for the Detection of
Chromosomal Aberration: Comparison of
Different Cut-offs. J Korean Med Sci, 2006. 21:
11 - 4.
13. Trần Danh Cường, Một số nhận xét về
kết quả chọc hút nước ối trong chẩn đoán trước
sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Nội san
Sản phụ khoa, 2005. Số đặc biệt: p. 348-356.
14. Nguyễn Thị Hoàng Trang, Đánh giá
kết quả chọc ối phân tích NST thai nhi tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm 2006 -
2011. Trường Đại học Y Hà Nội, 2011.
15. Mạnh, T.B., Nghiên cứu bất thường
nhiễm sắc thể ở thai dị dạng hình thái tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương. Trường Đại học Y
Hà Nội, 2016.
16. Hồng, L.T., Tăng khoảng sáng sau gáy
thai nhi và hệ quả. Tạp chí Y học Việt Nam,
2013: p. 41-44.
17. al, C.D.T.e., Cytogenetic Findings on
11,451 Cases of Amniocentesis in Hanoi,
Vietnam. Global Journal of Health Science,
2018. Vol. 10, No. 6.