NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHUYẾT SẸO MỔ LẤY THAI CÓ VÔ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân bị khuyết sẹo mổ lấy
thai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 63 bệnh nhân đi khám tại
Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong khoảng thời gian từ tháng
08/2020 đến tháng 03/2021. Khảo sát các triệu chứng lâm sàng bất thường của kinh nguyệt từ sau khi
mổ lấy thai và khảo sát đặc điểm của khuyết sẹo mổ qua siêu âm đầu dò âm đạo.
Kết quả: Tỉ lệ xuất hiện kinh nguyệt bất thường sau mổ đẻ là 74,6%. Tỉ lệ các triệu chứng
kinh nguyệt bất thường chủ yếu là ra máu âm đạo kéo dài sau khi sạch kinh là 53,2%, rong
kinh là 55,3%, thống kinh là 31,9%, đau vùng chậu là 59,6%. Khuyết sẹo gặp chủ yếu trên tử
cung tử thế ngả sau, hình thái có 1 nhánh. Kích thước khuyết sẹo trung bình chiều dài, chiều rộng,
chiều sâu lần lượt là 5,8 ± 2,4 mm, 11,2 ± 4,7 mm, 4,8 ± 2,0 mm. Bề dày cơ tử cung còn lại
trung bình là 4,1 ± 1,6mm (1,0mm- 8,3mm). Kích thước khuyết sẹo lớn hơn ở nhóm có triệu
chứng ra máu kéo dài sau khi sạch kinh và rong kinh với p < 0,05.
Kết luận: Bệnh nhân có khuyết sẹo mổ lấy thai có tỉ lệ kinh nguyệt bất thường trên 50%.
Khuyết sẹo chủ yếu gặp trên tử cung tử thế ngả sau, hình thái khuyết 1 nhánh, kích thước khuyết
sẹo có liên quan đến mức độ nặng của biệu hiện lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khuyết sẹo mổ lấy thai, mổ lấy thai
Tài liệu tham khảo
một số yếu tố liên quan đến chỉ định mổ lấy
thai tại BVBMTSS năm 1997. Trường Đại học
Y Hà Nội: Trường Đại học Y Hà Nội; 1998.
2. Phạm Thu Xanh, Nhận xét tình hình sản
phụ có sẹo mổ cũ được xử trí tại BVPSTW
trong hai năm 1995 và 2005: Đại học Y Hà
Nội; 2006.
3. Lê Hoài Chương, Mai Trọng Dũng,
Nguyễn Đức Thắng, Đoàn Thị Thu Trang,
Nhận xét thực trạng mổ lấy thai tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương năm 2017. Tạp chí Phụ
Sản, 2017;16(1):92-6.
4. Jordans IPM, de Leeuw RA, Stegwee SI,
Sonographic examination of uterine niche in
non-pregnant women: a modified Delphi
procedure. 2019;53(1):107-15.
5. Thurmond AS, Harvey WJ, Smith SA,
Cesarean section scar as a cause of abnormal
vaginal bleeding: diagnosis by
sonohysterography. Journal of Ultrasound in
Medicine. 1999;18(1):13-6.
6. Bij de Vaate AJ, Brolmann HA, van der
Voet LF et al., Ultrasound evaluation of the
Cesarean scar: relation between a niche and
postmenstrual spotting. Ultrasound in obstetrics
& gynecology : the official journal of the
International Society of Ultrasound in
Obstetrics and Gynecology. 2011;37(1):93-9.
7. Fabres C, Surgical treatment and followup of women with intermenstrual bleeding due
to cesarean section scar defect. Journal of
minimally invasive gynecology.
2005;12(1):25-8.
8. Wang CB, Chiu WW, Lee CY et al.,
Cesarean scar defect: correlation between
Cesarean section number, defect size, clinical
symptoms and uterine position. Ultrasound in
obstetrics & gynecology : the official journal of
the International Society of Ultrasound in
Obstetrics and Gynecology. 2009;34(1):85-9.
9. Thuỳ NB, Bước đầu đánh giá soi buồng
tử cung sửa khuyết sẹo mổ lấy thai trên bệnh
nhân rong kinh rong huyết tại Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội. Trường Đại học Y Hà Nội: Trường
Đại học Y Hà Nội; 2019.
10. Risager JK, Uldbjerg N, Glavind J,
Cesarean scar thickness in non-pregnant
women as a risk factor for uterine rupture. The
journal of maternal-fetal & neonatal medicine :
the official journal of the European Association
of Perinatal Medicine, the Federation of Asia
and Oceania Perinatal Societies, the
International Society of Perinatal Obstet.
2020:1-6.
11. Osser OV, Jokubkiene L, Valentin L,
High prevalence of defects in Cesarean section
scars at transvaginal ultrasound examination.
Ultrasound in obstetrics & gynecology : the
official journal of the International Society of
Ultrasound in Obstetrics and Gynecology.
2009;34(1):90-7.