NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAI 3 THÁNG ĐẦU DỌA SẨY TRÊN SẢN PHỤ CÓ TIỀN SỬ LƯU VÀ HOẶC SẨY THAI LIÊN TIẾP TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN TỪ 1/2022 – 6/2022

Bùi Đình Long1, Hồ Giang Nam2, Lê Mạnh Quý2, Lê Đức Thắng2
1 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An
2 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Sẩy thai liên tiếp là hiện tượng có từ 2 lần sẩy thai liên tục trở lên, thai nhi bị tống
xuất ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần. Chẩn đoán sớm một số nguyên nhân gây sẩy thai có thể
cho kết quả điều trị rất khả quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân có
tiền sử lưu và hoặc sẩy thai liên tiếp, có hồ sơ ghi đủ thông tin nghiên cứu, tại Bệnh viện Sản Nhi
Nghệ An từ 1/2022 – 6/2022.
Kết quả: Tỉ lệ thai phụ có tiền sử sẩy thai liên tiếp là 30% và tỉ lệ lưu thai liên tiếp là 88,8%.
Sẩy và hoặc lưu thai trước đó không rõ nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất là 84,7%. Kết quả điều trị
dọa sẩy thành công chiếm 75%, điều trị thất bại chiếm 25%. Thời gian nằm viện điều trị trung bình
là 18 ± 10,8 ngày.
Kết luận: Tiền sử sẩy thai liên tiếp 30%; lưu thai liên tiếp 88,8%; không rõ nguyên nhân
84,7%. Nhập viện đau bụng 40,4%. Điều trị thành công chiếm 75%, thất bại 25%. Thời gian nằm
viện điều trị 18 ± 10,8 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sun L., Tao F., Hao J., Vaginal Bleeding
in Early Pregnancy and Associations with
Physical, Psychological and Environmental
Factors among Chinese Women: From the CABC Cohort. GOI, 73(4), 330–336, 2012.
2. Lê Quang Vinh, Nghiên cứu tế bào âm
đạo nội tiết, lượng proge Sẩy thaieron và βHCG
ở thai phụ dọa sẩy 3 tháng đầu của thai kỳ. Y
học thực hành (872), 5-10, 2013.
3. Sugiura-Ogasawara M., Suzuki S., Ozaki
Y., Frequency of recurrent spontaneous
abortion and its influence on further marital
relationship and illness: The Okazaki Cohort
in Japan. Journal of ObStetrics and Gynaecology Research, 39(1),
126–131, 2013.
4. Lê Thị Hương, Tình hình điều trị dọa sảy
thai ≤12 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa
năm 2013. TC Phụ sản, 12(2), 65–68, 2014.
5. Lê Thị Anh Đào, Nghiên cứu hội chứng
kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sẩy
thai liên tiếp đến 12 tuần,lLuận văn tiến sỹ y
học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2015.
6. Trần Xuân Cảnh, Nghiên cứu kết quả điều
trị dọa sẩy thai trong 03 tháng đầu tại Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội năm 2014, Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội, 2014.
7. Nguyễn Thị Thúy, Nghiên cứu tình hình
sẩy thai liên tiếp điều trị tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương trong 2 năm (6/2013 - 6/2005), Đại
học Y Hà Nội, Hà Nội, 2005.
8. Trần Dương Thị Mỹ Dung, Nghiên cứu về
điều trị sấy thai liên tiếp tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương trong hai giai đoạn 1996 - 1997 và
2006 - 2007., Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2008.
9. Arck PC, Rücke M., Rose M., Early risk
factors for miscarriage: a prospective cohort
Sẩy thaiudy in pregnant women. Reproductive
BioMedicine Online, 17(1), 101–113, 2008.