HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG PHẪU THUẬT LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Tăng Xuân Hải1, Trần Minh Long1, Nguyễn Văn Ngọc1, Nguyễn Như Quế1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu so sánh hiệu quả giảm đau của gây tê NMC
với giảm đau đường toàn thân trong phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng có đối chứng với 120 bệnh nhân được
phẫu thuật lấy thai có ASA I và II, độ tuổi từ 18 đến 42 tuổi, được phân thành hai nhóm: nhóm A
(n=60) giảm đau sau mổ bằng anaropin kết hợp fentanyl qua đường gây tê NMC và nhóm B
(n=60) giảm đau sau mổ bằng paracetamol qua đường tĩnh mạch và morphin tiêm bắp. Đánh giá
kết quả qua theo dõi thang điểm đau VAS, tác dụng không mong muốn và tai biến trong 24 giờ sau
phẫu thuật.
Kết quả: Kết quả không có sự khác biệt giữa hai nhóm về độ tuổi, cân nặng, ASA, thời gian
phẫu thuật. Điểm đau VAS trung bình ở nhóm A thấp hơn nhóm B ở mọi thời điểm theo dõi
(p<0.05) đối với cả 2 đường mổ[6],[7]. Trong 24 giờ đầu sau mổ, nhóm A tỷ lệ bệnh nhân hài lòng
là 100% trong đó có 73.33% là rất hài lòng; nhóm B tỷ lệ bệnh nhân hài lòng là 95% trong đó có
45% rất hài lòng. Nhóm A có 2 bệnh nhân (3,33%) và nhóm B có 12 bệnh nhân (20%) buồn nôn
và nôn (p < 0,05).
Kết luận: Gây tê NMC bằng anaropin 0,1% phối hợp fentanyl 1mcg/ml có chất lượng giảm đau
và sự hài lòng của sản phụ (100% sản phụ hài lòng trong đó có 73.33% rất hài lòng) tốt hơn giảm
đau bằng paracetamol tĩnh mạch phối hợp morphin tiêm bắp (95% sản phụ hài lòng trong đó 45%
sản phụ rất hài lòng) trong phẫu thuật lấy thai. Gây tê NMC bằng anaropin 0,1% phối hợp fentanyl
1 mcg/ml là kỹ thuật an toàn, ít tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn (1,67% sản phụ có
ngứa và 3.33% nôn buồn nôn) hơn dùng paracetamol tĩnh mạch phối hợp morphin tiêm bắp (20%
sản phụ có nôn, buồn nôn).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn lợi, “So sánh hiệu quả giảm đau
trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài
màng cứng do và không do sản phụ tự điều
khiển”. Luận văn Tiến sĩ Y học, Chuyên ngành
gây mê hồi sức, Trường Đại Học Y Hà Nội,
2017.
2. Trần Minh Long, “Đánh giá hiệu quả giảm
đau trong đẻ của Phương pháp gây tê ngoài
màng cứng do sản phụ tự kiểm soát bằng
anaropin phối hợp fentanyl”. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở. Chuyên ngành Gây mê Hồi
sức - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, 2021.
3. Trần Đỗ Anh Vũ, Nguyễn Văn Chừng,
“Đánh giá hiệu quả và mức độ hài lòng của gây
tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật bụng
dưới”. Y học Tp Hồ Chí Minh, Tập 18(4), 82-
90, 2014.
4. Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Hữu Tú, Công
Quyết Thắng, “Nghiên cứu hiệu quả giảm đau
và ảnh hưởng hô hấp của giảm đau tự điều
khiển đường ngoài màng cứng ngực sau mổ
bụng trên ở người cao tuổi”. Y học thực hành
(835-836), 72-77, 2012.
5. Hoàng Xuân Quân, Nguyễn Quốc Kính, “So
sánh hiệu quả giảm đau sau mổ ngực do bệnh
nhân tự điều khiển qua đường ngoài màng cứng
bằng bupivacaine và fentanyl và morphin
đường tĩnh mạch”. Y học thực hành (835-836),
7-10, 2012.
6. Maheshwari V., Rasheed M., Singh R., et al.,
Comparison of ropivacaine with
levobupivacaine under epidural anesthesia in
the lower limb orthopedic surgeries: A
randomized study. Anesth Essays Res, 10(3),
624, 2016.
7. Kokki M., Heikkinen M., Kumpulainen E.,
et al., Levobupivacaine for Spinal Anesthesia in
Children: Cerebrospinal Fluid Aspiration
Before the Injection Does not Affect the Spread
or Duration of the Sensory Block. Anesth Pain
Med, 6(3), 2016.