SỰ PHÙ HỢP TRONG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bùi Đặng Lan Hương1, Bùi Đặng Phương Chi2, Trần Thị Kiều Trinh3
1 Bệnh viện Từ Dũ
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Trường Đại học Tây Đô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự phù hợp trong sử dụng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 400 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong thời gian 1/2019 đến tháng 12/2019. Kết quả: Nhóm bệnh nhân sử dụng liều phù hợp với liêu quy định có sự khác biệt có ý nghĩa với nhóm bệnh nhân sử dụng liều chưa phù hợp có ý  nghĩa thống kê (P = 0.000 < 0.005). Thuốc có nhịp đưa thuốc phù hợp nhiều nhất là Paracetamol, Midazolam, Diazepam, Adrenalin, Dobutamim, Immunoglobulin G, Cefuroxim với 100% theo đúng khuyến cáo. Trong đó phù hợp với khuyến cáo thấp nhất là Cefotaxim (89,9%) và Ceftriaxon (83.3%). Thuốc đường uống được sử dụng nhiều nhất: Paracetamol, Ibuprofen, Phenobarbital, Clorpheniramin, Diazepam, Adrenalin, Dobutamim, Immunoglobulin G  phù hợp vơi khuyến cáo 100%. Tỷ lệ phù hợp so với khuyến cáo thấp nhất là thuốc Cefuroxim chiếm 6,7% sử dụng đường tiêm phù hợp vơi khuyến cáo. Cặp tương tác gặp nhiều hơn là Paracetamol dùng đồng thời với Phenobabital ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 90,6% tổng 149 số tương tác ghi nhận được và chiếm tỷ lệ thấp hơn là cặp  Midazolam với Phenobabital chiếm 9,4%. Kết luận: Hầu hết các thuốc có chỉ định sử dụng phù hợp cao, trong đó cao nhất là các thuốc Paracetamol, Diazepam, Adrenalin, Dobutamim, Immunoglobulin G. Các thuốc kháng sinh có tỷ lệ sử dụng phù hợp thấp nhất.

Chi tiết bài viết