ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ GIAO TIẾP CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ: KHẢO SÁT TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2022

Nguyễn Hoàng Long1, Nguyễn Đức Thành2
1 Trường Đại học VinUni
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đánh giá của người bệnh về giao tiếp của nhân viên y tế tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.


Phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2021 đến tháng 1 năm 2022. Mẫu nghiên cứu gồm 221 người bệnh được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phát vấn với bộ công cụ Communication Assessment Tool.


Kết quả: Người bệnh đánh giá hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế ở mức Tốt, với điểm trung bình là 4,19 ± 0,37/5,0. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi của người bệnh và điểm đánh giá giao tiếp (r = 0,10, p > 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa nhóm người bệnh nam và nữ (t = 0,29, df = 219, p > 0,05), nhóm người bệnh cư trú tại thành phố và nông thôn (t = -0,06, df = 219, p > 0,05), nhóm có trình độ học vấn khác nhau (F = 0,89, df = 2, t > 0,05), nhóm khám ở các chuyên khoa khác nhau (F = 2,67, df = 2, t > 0,05), nhóm khám lần đầu và khám từ lần thứ 2 trở lên (t = 0,03, df = 219, p > 0,05).


Kết luận và khuyến nghị: Năng lực giao tiếp của nhân viên y tế vẫn còn cần được cải thiện. Cần có nghiên cứu với mẫu nghiên cứu có tính đại diện hơn, xem xét vai trò của nhiều yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá của người bệnh hơn trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thang NH, Ha LTT, Ha NTT et al., Patient satisfaction with the hospital quality in Vietnam: a systematic review from 2000-2015. Journal of Public Health, 2018; 45: 33-44.
2. Yen NTH, Khoi VH, Hoa NN, Assessment of patient satisfaction from nurse communication. Viet Nam Medical Journal, 2021; September(1): 68-71.
3. Asrin, Maude P: Patients' satisfaction with nursing communication (therapeutic communication) on adult medical surgical wards at Prof. Dr. Margono Soekarjo hospital of Purwokerto, Central Java, Indonesia. The Soedirman Journal of Nursing 2006, 1(1):32-42.
4. Chandra S, Mohammadnezhad M, Doctor-Patient Communication in Primary Health Care: A Mixed-Method Study in Fiji, International Journal of Environmental Research and Public Health, 2021; 18(14).
5. Makoul G, Krupat E, Chang C-H, Measuring patient views of physician communication skills: Development and testing of the Communication Assessment Tool. Patient Education and Counseling 2007, 67(3):333-342.
6. Myerholtz L, Simons L, Felix S et al., Using the communication assessment tool in family medicine residency programs. Fam Med 2010, 42(8):567-573.
7. Świątoniowska-Lonc N, Polański J, Tański W et al., Impact of satisfaction with physician–patient communication on self-care and adherence in patients with hypertension: cross-sectional study, BMC Health Services Research, 2020; 20(1): 1046.