ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH ẤU TRÙNG SÁN LỢN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA KHÁM BỆNH CHUYÊN NGÀNH, VIỆN SỐT RÉT KÝ SINH TRÙNG CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG, 2017 – 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh ấu trùng sán lợn (ATSL) là bệnh ký sinh trùng với biểu hiện lâm sàng đa dạng, khó chẩn đoán. Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên các bệnh nhân (BN) mắc ATSL. Phương pháp: thu thập thông tin của 120 BN ATSL điều trị tại viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng trung ương trong thời gian 2017 - 2020 Kết quả: tuổi trung bình 51,23 ± 11,59 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất là 41-50 tuổi (30,8%) và 51 – 60 tuổi (34,2%). Nam giới chiếm tỷ lệ chủ yếu (80%), nữ chiếm 20%. Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu (88,3%), co giật (60,0%), ngoài ra còn gặp các biểu hiện khác như ngất, giảm trí nhớ, tê tay chân... Có 5% tiền sử đi ngoài ra đốt sán, 2,5% có nang sán dưới da. Đa số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh kéo dài, từ 2 năm trở lên chiếm 49,2%. Có 37,5% bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, mức độ tăng thấp, tỷ lệ bạch cầu ái toan trung bình là 4,56%. Trên phim chụp cộng hưởng từ não nang sán tập trung chủ yếu ở vùng bán cầu (69,2% BN), vỏ, dưới vỏ (50%), những vị trí khác ít gặp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh ấu trùng sán lợn, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.
Tài liệu tham khảo
[2]. Trieu HS, Study of genes, clinical and sub-clinical pathogens, treating results for Taenia spp and Taenia solium among patients in National Institute of Malariology, Parasitology and Entomology from 2007 – 2010, Medical doctor’s thesis, 2013.
[3]. Tuan PA, Dung TTK, Remarks on Prevalence of people with Taenia solium from 1992 to December 2000 (2002), Medicine of Ho Chi Minh City, 2003, 6, 1:40-45.
[4]. Tuan PA, Dung TTK, Nhi VA, Application of ELISA diagnosis technology into identifying the clinical types of Taenia solium in human, Medicine of Ho Chi Minh City, 7, Supplement No. 1: 193-198, 2003.
[5]. Binh VTL, Dung DT, Vinh HQ, et al., Human Taeniasis and Cysticercosis and Related Factors in Phu Tho Province, Northern Vietnam, Korean J Parasitol, Vol. 59, 2021, No. 4: 369-376.
[6]. Garcia HH, Nash TE, Del Brutto OH, Clinical symptoms, diagnosis, and treatment of neurocysticercosis, Lancet Neurol; 2014, 13:1202–1215.
[7]. Huang X, Wang Z, Kou J, et al., A Large Cohort of Neurocysticercosis in Shandong Province, Eastern China, 1997-2015. Vector borne and zoonotic diseases (Larchmont, N.Y.), 2019, 19(12), 901–907.
[8]. Iqbal J, Ahmad S, Al-Awadhi M, et al., A Large Case Series of Neurocysticercosis in Kuwait, a Nonendemic Arabian Gulf Country in the Middle East Region, Microorganisms, 2021, 9(6).
[9]. JeanAnne MWare, Nash TE, The Lack of Association of Eosinophilia and Neurocysticercosis at Clinical Presentation: A Retrospective Analysis of Cases Seen at the National Institutes of Health, 1985-2015. The American journal of tropical medicine and hygiene vol. 95,6 (2016): 1432-1434.
[10]. O’Connell E, Nutman T, Eosinophilia in infectious diseases. Immunol Allergy Clin North Am, 2015; 35(3):493–522.
[11]. Son HJ, Kim MJ, Jung KH, et al., Neurocysticercosis: Clinical Characteristics and Changes from 26 Years of Experience in an University Hospital in Korea. Korean J Parasitol, 2019, 57(3):265-271.
[12]. Trung DD, Praet N, Cam TD, et al., Assessing the burden of human cysticercosis in Vietnam, Tropical Medicine and International Health, 2013, 18, 3, 352 – 356.