ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG NGHỀ NGHIỆP Ở BỘ ĐỘI ĐẶC CÔNG

Nguyen Huu Ben, Phan Van Manh, Bui Duy Hoan, Vu Quang Phong, Nguyen Van Khoi, Nguyen Minh Phuong

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm rối loạn cơ xương nghề nghiệp ở bộ đội đặc công. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.500 quân nhân thuộc binh chủng đặc công tham gia điều tra tình trạng rối loạn cơ xương. Kết quả: Tỷ lệ đau mỏi cơ xương mạn tính (trong 12 tháng) là 60% chủ yếu gặp ở vùng gáy, bả vai và nửa dưới lưng. Đau mỏi cơ xương mạn tính phải nghỉ việc chỉ có tỷ lệ thấp (17,73%), nhiều nhất là vùng nửa dưới lưng với 9,40%. Vùng gáy và nửa dưới lưng có tỷ lệ đau mỏi cơ xương cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 21,40% và 21,27%. Chủ yếu bộ đội Đặc công lao động trong tư thế đứng và ngồi. Điểm REBA cao liên quan đến đau mỏi cơ xương ở vùng gáy, khuỷu tay, cổ tay hoặc bàn tay, nửa trên, nửa dưới lưng, đùi và đầu gối.  Kết luận: Tỷ lệ rối loạn cơ xương ở bộ đội đặc công là 60%, trong đó vùng gáy, vai, nửa dưới lưng là những vùng có tỷ lệ đau mỏi cơ xương chủ. Đứng và ngồi là hai tư thế lao động chủ yếu của bộ đội Đặc công. Điểm REBA cao có liên quan đến đau mỏi cơ xương ở bộ đội Đặc công.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ksenia Z, Lisa O, Stephen B, Taking the strain: The impact of musculoskeletal disorders on work and home life, The work foundation part of lancaster university, 2012; 1-60.
[2] Almay L, Keseri P, The epidemiology of work-related musculoskeletal injuries among chiropractors in the Thekwini municipality, Chiropractic & Manual Therapies, 2019; 27(18): 1-13.
[3] Şafak E, Necmettin K, Ibrahim A et al., Prevalence and distribution of musculoskeletal disorders causing unfitness for military service among young adult men: An epidemiologic study, Pak J Med Sci., 2015; 31(1): 43-48.
[4] Nghi LV, Studying the adaptability of operators working in military vehicles with closed chambers, proposing remedial solutions, Scientific research project at the Ministry of National Defense level, 2004. (in Vietnamese)
[5] National Institute of Occupational and Environmental Health-Ministry of Health, Technical Regulations on Occupational and Environmental Health, Volume 1, Medical Publishing House, 2015. (in Vietnamese)
[6] Taanila H, Suni JH, Kannus P et al., Risk factors of acute and overuse musculoskeletal injuries among young conscripts: a population-based cohort study, BMC Musculoskelet Disord, 2015;16:104.
[7] Glad D, Skillgate E, Holm LW, The occurrence and severity of musculoskeletal disorders in Swedish military personnel during peacekeeping operations in Afghanistan, Eur Spine J., 2012; 21(4): 739–44.
[8] Halvarsson A, Seth M, Tegern M et al., Remarkable increase of musculoskeletal disorders among soldiers preparing for international missions – comparison between 2002 and 2012, BMC Musculoskeletal Disorders, 2019; 20:444.
[9] Roy TC, Diagnoses and mechanisms of musculoskeletal injuries in an infantry brigade combat team deployed to Afghanistan evaluated by the brigade physical therapist, Mil Med, 2011; 176: 903-8.
[10] Goff BJ, Walker GA, Gloystein DM, Combat soldier loads: implications for cumulative overuse injuries and chronic pain, PMR, 2011; 3: 183-5.