25. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NHÓM BỆNH NHÂN MẮC NẤM ASPERGILLUS PHỔI MẠN TÍNH ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020-2022

Phạm Văn Đoàn1, Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Nguyễn Thị Minh Nhật2
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính (Chronic pulmonary aspergillosis – CPA) là một bệnh phổi mạn tính do nấm Aspergillus gây nên, thường gặp ở bệnh nhân lao phổi di chứng hang, ở Việt Nam có dịch tễ CPA cao. Điều trị CPA bao gồm hai phương pháp chính là điều trị thuốc kháng nấm và phẫu thuật. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân mắc CPA được phẫu thuật tại Bệnh viện Phổi Trung ương.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Đối tượng: Bệnh nhân mắc CPA được phẫu thuật tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2022. Chọn mẫu toàn bộ. Thu thập thông tin lâm sàng, cận lâm sàng theo hồ sơ bệnh án, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.


Kết quả: Có 126 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của các bệnh nhân chẩn đoán CPA trong nghiên cứu này là 53 ± 13. Lí do vào viện hay gặp nhất là ho ra máu với 82%. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là ho ra máu với 83,3%. Tiền sử lao phổi chiếm 61,1% trường hợp. Tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh hay gặp nhất là: Hang (73,6%), u nấm (66,4%), giãn phế quản (25,6%). Bất thường mạch máu chiếm 40% bao gồm của động mạch phế quản, động mạch vú trong/gian sườn, động mạch phổi và có liên quan đến mức độ ho ra máu của bệnh nhân.


Kết luận: Trong nhóm bệnh nhân CPA được phẫu thuật tại Bệnh viện Phổi Trung ương thường có tiền sử lao phổi, với triệu chứng chủ yếu là ho ra máu, đây cũng là lý do dẫn đến bệnh nhân phải nhập viện. Tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh hay gặp nhất là hang kèm theo u nấm hoặc tổ chức bất thường lòng hang, giãn phế quản. Bất thường mạch máu gặp ở gần 1/2 trường hợp và có liên quan đến tình trạng và mức độ ho ra máu của bệnh nhân.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Duong TMN, Le MH, Beardsley J et al., Updated
estimation of the burden of fungal disease in
Vietnam. Mycoses. 2023;66(4):346–53.
[2] Kosmidis C, Denning DW, The clinical spectrum
of pulmonary aspergillosis. Thorax. 2015 Mar;70(3):270–7.
[3] Denning DW, Cadranel J, Beigelman-Aubry C et
al., Chronic pulmonary aspergillosis: Rationale
and clinical guidelines for diagnosis and management.
Eur Respir J. 2016 Jan;47(1):45–68.
[4] Kasprzyk M, Pieczyński K, Mania K et al.,
Surgical treatment for pulmonary aspergilloma
– early and long-term results. Kardiochir Torakochirurgia
Pol. 2017 Jun;14(2):99–103.
[5] Smith NL, Denning DW, Underlying conditions in
chronic pulmonary aspergillosis including simple
aspergilloma. Eur Respir J. 2011 Apr;37(4):865–72.
[6] Sezen CB, Aker C, Doğru MV et al., Factors affecting
survival after anatomical lung resection
in pulmonary aspergilloma: Our 10-year single
institution experience. Turk Gogus Kalp Damar
Cerrahisi Derg. 2022 Jan;30(1):92–100.
[7] Horan-Saullo JL, Alexander BD, 38 - Opportunistic
Mycoses. In: Broaddus VC, Mason RJ,
Ernst JD, King TE, Lazarus SC, Murray JF, et
al., editors. Murray and Nadel’s Textbook of
Respiratory Medicine (Sixth Edition) [Internet].
Philadelphia: W.B. Saunders; 2016 [cited 2024
Apr 4]. p. 661-681.e16. Available from: Https://
www.sciencedirect.com/science/article/pii/
B9781455733835000385