21. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2022

Vũ Văn Thành1, Hoàng Thị Việt Hà1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh lý thường gặp, tiến triển nặng dần theo thời gian, có gánh nặng bệnh tật rất lớn, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Mục tiêu điều trị hiện nay là giảm nguy cơ đợt cấp, giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Đánh giá người bệnh để tìm ra các đặc điểm có thể điều trị được là cách tiếp cận điều trị hiện nay.


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị và các yếu tố liên quan của người bệnh BPTNMT quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Trung ương giai đoạn 2021-2022.


Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả, thực hiện trên 223 người bệnh được chẩn đoán BPTNMT, quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023.


Kết quả: Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu 67,63± 8,60 năm. 22,9% người bệnh có tiền sử lao phổi. Các bệnh đồng mắc: Tăng huyết áp (18,8%), rối loạn chuyển hóa lipid (15,7%), đái tháo đường (8,1%). 33,2% người bệnh có tăng bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu ≥ 300/μl. Có sự cải thiện triệu chứng khó thở (mMRC) trước và sau điều trị tương ứng là 2.24±0.46 và 2,11±0.48, và giảm số đợt cấp/năm sau điều trị so với trước điều trị tương ứng là 2,06±1,44 đợt cấp/năm và 1,26±1,12 đợt cấp/năm, với khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sụt giảm FEV1 sau 12 tháng theo dõi điều trị 36,46±135,06 ml. Người bệnh có tiền sử lao phổi, BCAT máu ≥ 300/μl, có ≥ 2 đợt cấp trong năm trước, có ≥ 2 bệnh đồng mắc, đều có nguy cơ sụt giảm FEV1 nhiều hơn nhưng chưa đạt mức ý nghĩa thống kê.


Kết luận: Người bệnh BPTNMT thường kèm theo nhiều bệnh đồng mắc, hay gặp tăng huyết áp (18,8%), Rối loạn chuyển hóa lipid (15,7%); người bệnh có tiền sử lao phổi, BCAT máu ≥ 300/μl, có ≥ 2 đợt cấp trong năm trước, có ≥ 2 bệnh đồng mắc, có nguy cơ tăng mức độ sụt giảm FEV1. Sau 12 tháng điều trị, người bệnh giảm triệu chứng khó thở, và giảm tỷ lệ đợt cấp so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] 2023 GOLD Report, Global Initiative for Chronic
Obstructive Lung Disease - GOLD. Accessed
October 23, 2023. https://goldcopd.org/2023-
gold-report-2/
[2] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính, Ban thành kèm theo
Quyết định số 2767/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
[3] Trần Thị Lý, Thực trạng và hiệu quả sử dụng
dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và hen ở một số đơn vị quản lý
bệnh phổi mạn tính tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ
Trường ĐH Y Hà Nội, 2019. Accessed October
21, 2023. http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/
hmu/1908
[4] Phan Thanh Thủy, Vũ Văn Giáp, Lê Thị Tuyết
Lan và cs, Đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ đợt cấp
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh tại
một số đơn vị quản lý ngoại trú. Published April
10, 2022. Accessed October 12, 2023. https://
tapchinghiencuuyhoc.vn/index.php/tcncyh/article/
view/1218/807
[5] Zeng Y, Cai S, Chen Y et al., Current Status of
the Treatment of COPD in China: A Multicenter
Prospective Observational Study. Int J Chron
Obstruct Pulmon Dis. 2020;15:3227-3237.
doi:10.2147/COPD.S274024
[6] Halpin DMG, de Jong HJI, Carter V et al.,
Distribution, Temporal Stability and Appropriateness
of Therapy of Patients With COPD in the UK in Relation
to GOLD 2019. EClinicalMedicine. 2019;14:32-41.
doi:10.1016/j.eclinm.2019.07.003
[7] Nguyen NV, Nguyen LP, Duong QS et al.,
Classification of COPD as ABCD according to
GOLD 2011 and 2017 versions in COPD patients
at University Medical Center in Ho Chi
Minh City, Vietnam. Monaldi Arch Chest Dis.
Published online July 28, 2023. doi:10.4081/
monaldi.2023.2619
[8] Kirkby J, Nenna R, McGowan A, Changes
in FEV1 over time in COPD and the importance of
spirometry reference ranges: The devil is in the
detail. Breathe. 2019;15(4):337-339.
doi:10.1183/20734735.0252-2019