18. NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NỘI SOI LỒNG NGỰC TRONG ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP CÁC DI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TRONG 3 NĂM (TỪ 1/2020 - 01/2023)

Vũ Đỗ1, Nguyễn Đức Tuyến1, Vũ Quý Dương1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nội soi lồng ngực được chỉ định phối hợp trong điều trị một số di chứng của tràn dịch màng phổi do lao cho kết quả tốt.


Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả sớm của nội soi lồng ngực phối hợp trong điều trị các di chứng của tràn dịch màng phổi do lao.


Phương pháp: Nghiên cứu 138 bệnh nhân >15 tuổi tràn dịch màng phổi do lao được điều trị các di chứng bằng Nội soi lồng ngực phối hợp tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ 1/2020 - 01/2023.


Kết quả: Trong nhóm nghiên cứu: Nam 91,3%, Nữ 8,7%. Chỉ định gặp nhiều nhất là ổ dịch màng phổi có vách và dày dính màng phổi 114 BN (82,6%). Có 99 BN (71,7%) được phẫu thuật nội soi kín, 39 BN (28,3%) mở ngực nhỏ hỗ trợ (VATS). 6 BN (4,4 %) có biến chứng, không có tử vong sau can thiệp nội soi. Thời gian rút dẫn lưu sau mổ trung bình 5,4 ± 3,5 ngày. Kết quả phẫu thuật 128 BN (92,8%) hết dịch, phổi nở hoàn toàn; 10 BN (7,2%) hết dịch, còn dày dính màng phổi nhẹ.


Kết luận: Nội soi lồng ngực phối hợp trong điều trị các di chứng của tràn dịch màng phổi do lao là phương pháp điều trị tương đối an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp và có kết quả tốt.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] JANE A. SHAW, ANDREAS H. DIACON,
COENRAAD F.N. KOEGELENBERG,
Tuberculous pleural effusion, Respirology,
2019, 24(10), pp. 962-971.
[2] Zhai, K., Y. Lu, H.Z. Shi, Tuberculous pleural
effusion, J Thorac Dis, 2016, 8(7), pp. E486-94.
[3] Ali, M.S., R.W. Light, F. Maldonado, Pleuroscopy
or video-assisted thoracoscopic surgery for
exudative pleural effusion: a comparative overview,
J Thorac Dis, 2019, 11(7), pp. 3207-3216.
[4] Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Duy Gia, Đoàn
Quốc Hưng, et al., Phẫu thuật nội soi lồng ngực
chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch tiết khoang
màng phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp
chí Nghiên cứu Y học, 2022, 159(11), pp. 220-
228.
[5] Madan, K., P. Tiwari, B. Thankgakunam, et al.,
A survey of medical thoracoscopy practices in
India, Lung India, 2021, 38(1), pp. 23-30.
[6] Vũ Khắc Đại, Nghiên cứu vai trò của nội soi
màng phổi ống mềm trong chẩn đoán nguyên
nhân tràn dịch màng phổi, Luận án Tiến sỹ Y
học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2016.
[7] Jeon, D., Tuberculous pleurisy: an update,
Tuberc Respir Dis (Seoul), 2014, 76(4), pp. 153-9.
[8] Chen, B., J. Zhang, Z. Ye, et al., Outcomes of
Video-Assisted Thoracic Surgical Decortication
in 274 Patients with Tuberculous Empyema, Ann
Thorac Cardiovasc Surg, 2015, 21(3), pp. 223-8.
[9] Nguyễn Chi Lăng, Lê Ngọc Thành, Đinh Văn
Lượng, Một số nhận xét về căn nguyên và kết
quả mổ mở bóc vỏ màng phổi qua 85 trường hợp
tại khoa ngoại Bệnh viện lao và bệnh phổi trung
ương (2006-2007), Kỷ yếu Hội nghị khoa học
bệnh phổi toàn quốc lần thứ III, 2009, pp. 679-684.
[10] Hajjar, W.M., I. Ahmed, S.A. Al-Nassar, et al.,
Video-assisted thoracoscopic decortication for
the management of late stage pleural empyema,
is it feasible?, Ann Thorac Med, 2016, 11(1), pp.
71-8.