16. NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ BỆNH NHÂN LAO CỘT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG CÓ BIẾN CHỨNG THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Khắc Tráng1, Đỗ Đăng Hoàn1, Nguyễn Thành Ninh1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Lao cột sống là bệnh lao thứ phát, diễn biến phức tạp qua nhiều giai đoạn. Lao cột sống cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chẩn đoán chính xác lao cột sống cần kết hợp lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Để góp phần làm rõ các đăc điểm chẩn đoán lao cột sống, chúng tôi thực hiện phân tích các đăc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trên 135 bệnh nhân lao cột sống ngực, thắt lưng có biến chứng thần kinh điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương.


Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân lao cột sống ngực, thắt lưng có biến chứng thần kinh; 2) Phân tích đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trên bệnh nhân lao cột sống ngực, thắt lưng có biến chứng thần kinh.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.


Kết quả: 61,5% bệnh nhân có thiếu máu mạn tính, điểm vận động trung bình: 86,3 ±13,4 điểm; điểm đau trung bình theo VAS: 6,7 ± 0,62 điểm; góc gù trung bình đoạn ngực: 28,20 ± 9,30; góc gù trung bình đoạn thắt lưng: 1,00 ± 18,90. Trên phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ thấy 85,1% bệnh nhân có áp xe; 96,3% bệnh nhân bị phá hủy thân đốt mức độ trung bình đến nặng. Các dấu hiệu đặc hiệu của lao cột sống bao gồm: Phá hủy thân đốt mức độ trung bình đến nặng; thoái hóa đĩa đệm mức độ nhẹ đến trung bình; có áp xe cạnh sống với viền rõ nét, áp xe trong thân đốt với viền ngấm thuốc; ngấm thuốc cản quang thân đốt sống không đồng nhất và khu trú…


Kết luận: Chẩn đoán lao cột sống dựa vào lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ cho kết quả chính xác cao với nhiều dấu hiệu đặc hiệu của lao cột sống.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] A.K Jain, J. Kumar, Tuberculosis of spine:
Neurological deficit. Eur Spine J (2013) 22 (Suppl
4):S624–S633 DOI 10.1007/s00586-012-2335-7
[2] GENANT. H.K., Wu.C.Y., Van Kuijk. C et al.,
Vertebral Fracture Assessment Using a Semiquantitative
Technique. JOURNAL OF BONE AND MINERAL
RESEARCH Volume 8 , Number 9, 1993,Mary
Ann Lkberl, lac., Publisher.
[3] G. Niu, J. Yang, R. Wang et al., MR Imaging
Assessment of Lumbar Intervertebral Disk
Degeneration and Age-Related Changes: Apparent
Diffusion Coefficient versus T2 Quantitatio. AJNR
Am J Neuroradiol 32:1617–23 Oct 2011.
[4] Van Crevel R, Karyadi E, Netea MG et al.,
Decreased plasma leptin concentrations in
tuberculosis patients are associated with wasting
and inflammation. The Journal of clinical endocri
nology and metabolism. Feb 2002;87(2):758-63.
doi:10.1210/jcem.87.2.8228
[5] Phan MN, Guy ES, Nickson RN, Kao CC,
Predictors and patterns of weight gain during
treatment for tuberculosis in the United States
of America. International Journal of Infectious
Diseases. 2016/12/01/ 2016;53:1-5. doi:https://
doi.org/10.1016/j.ijid.2016.09.006
[6] De Mendonça EB, Schmaltz CA, Sant’Anna FM
et al., Anemia in tuberculosis cases: A biomarker of
severity? PloS one. 2021;16(2):e0245458.
doi:10.1371/journal.pone.0245458
[7] Jain AK., Saini NS., Kumar S, Magnetic
resonance evaluatin of tubercular lesion in spine. Int
Orthop. 2012;36:261.
[8] Jain R., Berry M, Computed tomography of
vertebral tuberculosis: Patterns of bone destruction.
Clin Radiol. 1993;47:196–199.,
[9] Al Muhlim F., Hassan EL. Magnetic resonance
imaging of tuberculous spondylitis. Spine, 20,
2287–2292, 1995.
[10] Cheung WY, Clinical and radiological outcomes
after conservative treatment of TB spondylitis:
Is the 15 years’ follow-up in the MRC study long
enough? . Eur Spine J.;22(suppl 4):S594–S602,2013.