12. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO TRẺ EM TẠI KHOA NHI, BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

Nguyễn Thị Hằng1, Đinh Ngọc Sỹ2, Hoàng Thanh Vân1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Tổng hội Y học Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh lao trẻ em tại khoa Nhi – Bệnh viện Phổi Trung ương.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu.


Kết quả: Kết quả điều trị bệnh lao của 320 bệnh nhi tại khoa Nhi – Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy: Tỉ lệ điều trị thành công (khỏi và hoàn thành điều trị) là 95,9%; bỏ trị 1,9%; tử vong 2,2%; kéo dài thời gian điều trị là 11,6%; di chứng là 7,5%; nhập viện lại trong thời gian điều trị ngoại trú là 35,3%. Không có sự khác biệt về tỉ lệ điều trị thành công theo bằng chứng vi khuẩn (VK); lao phổi và lao ngoài phổi; nhóm tuổi. Tỉ lệ điều trị thành công thấp hơn ở nhóm lao nhiều cơ quan và nhóm được phát hiện bệnh muộn > 2 tháng. Tỉ lệ tử vong cao ở nhóm lao nhiều cơ quan (3 cơ quan: 27,3%); thời gian bị bệnh > 2 tháng (11,7%). Bỏ trị gặp nhiều nhất ở nhóm trẻ < 5 tuổi (2,6%). Tỉ lệ bệnh nhi kéo dài điều trị gặp nhiều hơn nhóm lao phổi (15,2%); nhóm < 5 tuổi và 10-15 tuổi (13,5% và 13,8%); nhóm chẩn đoán lao có bằng chứng VK (18,5%). Tỉ lệ nhập viện lại cao ở nhóm < 5 tuổi (48,4%) và lao 3 cơ quan (81,8%); lao 4 cơ quan (33,3%). Di chứng gặp chủ yếu ở nhóm lao ngoài phổi (16,5%) và lao 3 cơ quan (9,1%).


Kết luận: Kết quả điều trị bệnh lao ở trẻ em có liên quan với tuổi, bằng chứng vi khuẩn học, thể lao, số cơ quan bị lao và thời gian phát hiện bệnh.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tilahun G, Gebre-Selassie S, Treatment outcomes
of childhood tuberculosis in Addis Ababa;
a five-year retrospective analysis. BMC Public
Health. 2016;16(1):612. doi:10.1186/s12889-
016-3193-8. Published July 21, 2016. Accessed
July 10, 2018.
[2] Moon TD, Nacarapa E, Verdu ME et al., Tuberculosis
Treatment Outcomes Among Children in Rural
Southern Mozambique: A
12-year Retrospective Study. Pediatr Infect
Dis J. 2019;38(10):999-1004. doi:10.1097/
inf.0000000000002435. Published October,
2019. Accessed June 22, 2022.
[3] Vukugah TA, Akoku DA, Tchoupa MM et al.,
Epidemiology of Pediatric Tuberculosis and
Factors Associated with Unsuccessful Treatment
Outcomes in the Centre Region of Cameroon:
A Three-Year Retrospective Cohort Study. Interdiscip
Perspect Infect Dis. 2022;2236110.
doi:10.1155/2022/223611. Published August 24,
2022. Accessed May 22, 2023.
[4] Hamid M, Brooks MB, Madhani F et al.,
Risk factors for unsuccessful tuberculosis
treatment outcomes in children. PLoS One.
2019;14(9):0222776. https://doi.org/10.1371/
journal.pone.0222776. Published September 25,
2019. Accessed June 22, 2022.
[5] Siamisang K, Rankgoane-Pono G, Madisa TM
et al., Pediatric tuberculosis outcomes and factors
associated with unfavorable treatment outcomes in
Botswana, 2008-2019: A retrospective analysis, 2020.
BMC Public Health. Nov 4 2022;22(1). doi: 10.1186/s
12889-022-14477-y.
Published November 4, 2022. Accessed September 22, 2023.
[6] Chương trình Chống lao Quốc gia, Hướng dẫn
chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, 2015.
[7] Bonnet M, Nordholm AC, Ssekyanzi B et al.,
Mortality and Cause of Death in Children With
Presumptive Disseminated Tuberculosis. Pediatrics.
2023;151(4). doi:10.1542/peds.2022-057912.
Published April 1, 2023. Accessed May22, 2016.
[8] Nataprawira HM, Gafar F, Risan NA et al.,
Treatment Outcomes of Childhood Tuberculous
Meningitis in a Real-World Retrospective Cohort,
Bandung, Indonesia. Emerg Infect Dis. 2022;28(3):
660-671. doi:10.3201/eid2803.212230. Published
March, 2022. Accessed June 22, 2022.
[9] Nguyen Duc Bang, Characterization of the
Clinical Phenotype of Tuberculous Meningitis in
children with TB Meningitis in Viet Nam. PhD
thesis The Open University U.K, 2013.
[10] Nguyễn Thị Hằng, Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao cột
sống ở trẻ em. Luận văn cao học Trường Đại học
Y Hà Nội, 2013.