2. NHÂN LỰC Y TẾ, HOẠT ĐỘNG CỦA 6 KHOA LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2019-2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Phạm Quốc Thịnh1, Nguyễn Thị Bình An2
1 Bệnh viện Việt Đức
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế và các hoạt động của 6 khoa lâm sàng của bệnh viện Việt Đức và một số yếu tố liên quan.


Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu thứ cấp về nhân lực y tế và hoạt động năm từ năm 2019 đến năm 2022 và phỏng vấn định tính 12 nhân viên y tế của 6 khoa lâm sàng.


Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân lực ở 6 khoa lâm sàng có xu hướng tăng. Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú trong 5 khoa lâm sàng (trừ khoa khám bệnh) đạt cao nhất trong khoảng thời gian từ 2021-2022, thấp nhất trong giai đoạn từ 2020-2021. Thời gian điều trị trung bình của 1 lượt bệnh nhân trong cả 3 giai đoạn ở các khoa lâm sàng từ 5,1 ngày đến 12,1 ngày. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực bao gồm đãi ngộ về vật chất, cơ hội học tập và đánh giá nhân lực.


Kết luận: Bệnh viện cần lập kế hoạch phát triển nhân lực và các tiêu chuẩn đánh giá nhân lực rõ ràng hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Guilbert JJ, The World Health Report 2006:
working together for health. Educ Health
(Abingdon), 2006. 19(3): p. 385-7.
[2] Nguyễn Trường Sơn, Tạ Văn Trầm, Động lực
làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Tiền Giang năm 2023; Tạp chí Y học Việt
Nam, 2023 530(9): 355-360.
[3] Lê Quang Cường, Lý Ngọc Kính, Nghiên cứu
thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh
viện các tuyến và đề xuất các giải pháp khắc
phục, Bộ Y tế: Đề tài nghiên cứu khoa học, 2011.
[4] Bùi Diệu, Thực trạng quá tải trong điều trị nội trú
tại Bệnh viện K năm 2009; Tạp chí Y học thực
hành, 2010, 10(739).
[5] Phạm Quang Hòa, Thực trạng quá tải ở bệnh viện
các tuyến và mối liên quan với hoạt động khám
chữa bệnh của trạm y tế xã tại tỉnh Thái Bình, Hà
Nội: Luận án tiến sĩ Y tế công cộng, 2012.
[6] Heather B et al., Bed occupancy and bed
management, Report of CSO Project K/OPR/2/2/
D248. Public health research Unit, University of
Glasgow, 1997.
[7] Marianna V, Jaana P, Jussi V et al., Overcrowding
in hospital wards as a predictor of antidepressant
treatment among hospital staff. Am J Psychiatry,
2008. 165(11): p. 1482-1486.
[8] Archie C,Kate H,Nicholas G et al., Overcrowding
and understaffing in modern healthcare systems:
key determinants in meticillin-resistant
Staphylococcus aureus transmission. Lancet
Infect; 2008, 8(7): 427-434