6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI NĂM 2023

Nguyễn Thanh Hồng1, Phan Thị Anh Vân1, Lương Thị Kim Cúc1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dùng lại quả lọc để giảm chí phí lọc máu là phổ biến ở các nước đang phát triển. Việc dùng lại nhiều lần làm giảm hiệu quả lọc máu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cở tử vong. Vì vậy, việc đánh giá hiệu lọc máu là cần thiết. Các nhà thận học ở các quốc gia dùng 2 chỉ số URR và Kt/V để đánh giá hiệu quả các cuộc lọc, theo khuyến cáo KDOQI liều đủ tối thiểu Kt/ V≥1,2 và URR≥ 65%.


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lọc máu tại bệnh viện đa khoa thống nhất bằng chỉ sô Kt/V và URR và mối liên quan giữa 2 chỉ số Kt/V và URR với số lần dùng lại quả lọc


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 152 cuộc lọc máu của 152 bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ ổn định, thỏa tiêu chí chọn vào. Các cuộc lọc chia làm 3 nhóm độc lập. Nhóm 1 là quả lọc lần 1; nhóm 2 là quả lọc lần 3; nhóm 3 là quả lọc lần 6. Các bệnh nhân dùng giống nhau về loại quả lọc Nikkiso, thể tích 1,5 m2, chất liệu Triacetat; dùng cùng loại máy rửa quả lọc; lấy máu xét nghiệm ure trước và sau lọc máu, ghi nhận cân nặng, thể tích siêu lọc, thời gian là 3,5 giờ và vận tốc bơm máu 220-230 ml/p


Kết quả nghiên cứu: Nhóm tuổi 40-60 chiếm tỷ lệ (48,1%), BMI bình thường (70,4%), thời gian lọc máu < 5 năm (63,8%, tỷ lệ Nam / nữ =1,1. Tính chung trên 152 cuộc lọc, Chỉ số Trung bình URR là 67,36 ± 6,46 và Kt/V là 1,34 ± 0,2,. có 62,5% các cuộc lọc có URR đạt khuyến cáo; có 69,1% các cuộc lọc có Kt/V đạt khuyến cáo. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả lọc máu tính theo URR ( Nhóm 1, có 73,3% cuộc lọc có URR đạt; nhóm 2, có 68,9% cuộc lọc có URR đạt; nhóm 3, có 50,8% cuộc lọc có URR đạt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả lọc máu tính theo kt/V (Nhóm 1, có 53,3% cuộc lọc có Kt/V đạt; nhóm 2, có 45,9% cuộc lọc có Kt/V đạt; nhóm 3, có 21,3% cuộc lọc có Kt/V đạt ). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả lọc máu tính theo URR và Kt/V trung bình giữa 3 nhóm dùng lại quả lọc, với p < 0,05. Hiệu quả lọc giảm dần có tính khuynh hướng.


Kết luận: Chỉ số Trung bình URR là 67,36 ± 6,46 và Kt/V là 1,34 ± 0,23. Nhìn chung có 62,5% các cuộc lọc có URR đạt khuyến cáo; có 69,1% các cuộc lọc có Kt/V đạt khuyến cáo. Chỉ số Ure và Kt/V giảm dần theo số lần dùng lại quả lọc. Dùng lại quả lọc lần 6, hiệu quả lọc giảm có ý nghĩa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Văn Hiền, Đánh giá hiệu quả ứng dụng
Kt/V trên máy thận nhân tạo ở bệnh nhân đang
lọc máu chu kỳ, VDA, Hội nghị khoa học lần thứ
II-Hội lọc máu Việt Nam, 127-132, 2022.
[2] Liên Chi hội Lọc máu Thành phố Hồ Chí
Minh, Hướng dẫn thực hành lâm sàng Thận
nhân tạo, 2015.
[3] Nguyễn Thị Mai Lan, Đánh giá hiệu quả lọc máu
thông qua chỉ số Kt/V và URR tại khoa Thận
nhân tạo Bệnh viện 121, Hội nghị KH công nghệ
quân dân y Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ
VII, 213-218, 2008.
[4] Nguyễn Đức Lộc, Trần Thị Bích Hương, Đánh
giá hiệu quả lọc máu khi tái sử dung quả lọc ở
bệnh nhân lọc máu chu kỳ, Y học Tp. Hồ Chí
Minh, 16 (07-2012), 212-218.
[5] Võ Tam, Hoàng Bùi Bảo, Đánh giá hiệu quả lọc
máu chu kỳ bằng hiệu suất lọc urê, créatinine,
acide uric và chỉ số Kt/V, Tạp chí Y học thực
hành, 7 (612+613), 2008.
[6] Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Thùy Linh,
Hiệu quả lọc máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn
giai đoạn cuối chạy thận chu kỳ tại Bệnh viên
Hữu Nghị đa khoa Nghệ An, Tạp Chí Y học Việt
Nam, Tập 501 Số 2, 2021.
[7] Ngô Quân Vũ, Trần Duy Anh, Đánh giá hiệu
suất lọc máu khi sử dụng lại quả lọc Polysulfon
ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ, Y học Việt Nam,
55-60, 2006.
[8] Brenner, Rector, Dialysis and extracorporeal
therapy, the United states of America, 2316, 2012.
[9] B. M. Churchill, P. Patri, The Nitty-Gritties of
Kt/V(urea) Calculations in Hemodialysis and
Peritoneal Dialysis, Indian J Nephrol, 31 (2), 97-
110, 2021.
[10] E. S. Andrews, L. Perrenoud, K. L. Nowak et
al., Examining the effects of uric acid-lowering
on markers vascular of calcification and CKDMBD;
A post-hoc analysis of a randomized
clinical trial, PLoS One, 13 (10), 2018, e0205831.
[11] H. Yokoyama, T. Kawaguchi, T. Wada et al.,
Biocompatibility and permeability of dialyzer
membranes do not affect anemia, erythropoietin
dosage or mortality in japanese patients on
chronic non-reuse hemodialysis: a prospective
cohort study from the J-DOPPS II study, Nephron
Clin Pract, 109 (2), 2008, c100-8.
[12] S. X Liu, Z. H Wang, S Zhang, The association
between dose of hemodialysis and patients
mortality in a prospective cohort study; Sci Rep,
12 (1), 13708, 2022.
[13] T. Aatif, K. Hassani, A. Alayoud et al.,
Quantification of hemodialysis dose: what
Kt/V 
to choose?; Int J Artif Organs, 37 (1),
29-38, 2014.
[14] Twardowski, M Misra, A need for a paradigm
shift in focus: From Kt/V(urea) to appropriate
removal of sodium (the ignored uremic toxin);
Hemodial Int, 22 (S2), S29-s64, 2018.