5. KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÀNG BỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI

Thái Phạm Thị Hòa1, Bùi Thị Huyền Thương1, Phạm Thị Bảo Vân1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Lọc màng bụng là phương pháp điều trị thay thế thận được bệnh nhân tự thực hiện ngoại trú tại nhà. Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Thiếu vitamin D liên quan đến chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể như nhận thức, miễn dịch, tim mạch và nội tiết. Thiếu vitamin D làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh thận mạn giai đoạn cuối, liên quan đến tỉ lệ sống còn của bệnh nhân, gây ra hàng loạt rối loạn xương, bất thường chất khoáng và vôi hóa mạch máu.


Mục tiêu: Xác định nồng độ, tỉ lệ thiếu vitamin D huyết thanh và mối liên quan giữa thiếu vitamin D huyết thanh với một số yếu tố ở bệnh nhân lọc màng bụng.


Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang.


Kết quả: Nồng độ Vitamin D trung bình ở bệnh nhân LMB là 20,29 ± 7,98 ng/ml, thấp nhất là 1,69 ng/ml và cao nhất là 47,17 ng/ml. Tỉ lệ thiếu vitamin D là 94,59 %. Nồng độ vitamin D và Albumin máu có mối tương quan thuận với nhau (r = 0,48 và p < 0,001). Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ vitamin D và PTH máu ( r = - 0,25 và p < 0,05). Không có mối liên quan giữa nồng độ vitamin D với tuổi, BMI, thời gian LMB, Hb, Calci, phospho và Protein máu.


Kết luận: Tỉ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân LMB rất cao, đa số bệnh nhân thiếu vitamin D đều có đau cơ và chuột rút. Sự giảm Albumin và tăng PTH máu có liên quan với tình trạng thiếu vitamin D.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Cẩm nang lọc màng bụng, Nhà xuất bản
Y học, 2015, tr 223-231.
[2] Phùng Thị Bảo Linh và CS, Xác định nồng độ
vitamin D huyết thanh và các khoáng xương
khác ở bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị lọc
màng bụng ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương
Huế, Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, số 52,
2021, tr.34-40.
[3] Nguyễn Trung Hiếu, Nghiên cứu nồng độ
vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận
mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng liên tục ngoại
trú, Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y
Hà Nội, 2020.
[4] Nguyễn Thanh Minh, Nghiên cứu rối loạn
xương, khoáng và các yếu tố liên quan trên bệnh
nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 lọc máu chu
kỳ, Luận văn Tiền sĩ Y học. Trường Đại học YDược Huế, 2021.
[5] Lữ Công Trung và CS, Tìm hiểu một số yếu
tố liên quan đến giảm vitamin D và cường cận
giáp thứ phát ở bệnh nhân suy thận mạn lọc
máu chu kì tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An
Giang, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 22,
2019, tr.98-105.
[6] Hanna K, Gill E, Fassett RG et al., Serum
25-hydroxy vitamin D concentrations are more
deficient/insufficient in peritoneal dialysis than
haemodialysis patients in a sunny climate, J Hum
Nutr Diet, 28, (3), 2015, 209-218.
[7] Ho Pham LT, Lai TQ, Nguyen ND, Vitamin
D status and parathyroid hormone in a urban
population in Vietnam, Osteoporos Int, 22, (1),
2011, 241-248
[8] Holick MF, Binkley N, Siris ES et al., Prevalence
of Vitamin D inadequacy among postmenopausal
North American women receiving osteoporosis
therapy, J Clin Endocrinol Metab, 90, (6), 2005,
3215-3224.
[9] Kittiskulnam P, Townamchai N, Susantitaphonga
P et al., Prevalence of vitamin D deficiency in
Thai patients receiving various modalities of
renal replacement therapy, Asian Biomedicine,
10, (s1), 2016, s39-s48.
[10] Li M, Li Y, Prevalence and influencing factors of
vitamin D deficiency in chronic kidney disease:
A cross-sectional study, Int J Clin Pharmacol
Ther, 58, (11), 2020, 595-600
[11] Matias PJ et al., 25-Hydroxyvitamin D3, arterial
calcifications and cardiovascular risk markers
in haemodialysis patients”. Nephrol Dial
Transplant. 24(2), 2009, pp. 1-8.
[12] Wolf M et al., Vitamin D levels and early
mortality among incident hemodialysis patients,
Kidney Int. 72(8), 2007, pp. 1004-101.