19. VAI TRÒ CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU HÒA SINH SẢN Ở NỮ GIỚI: TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM

Phạm Thu Trang1, Nguyễn Trường Nam1, Chử Lương Huân1, Lê Tiến Đạt1, Nguyễn Thị Thúy1
1 Trường Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về vai trò của y học cổ truyền trong điều hòa sinh sản ở nữ giới tại Việt Nam


Phương pháp: Nghiên cứu tổng quan luận điểm, chúng tôi tìm kiếm các bài báo khoa học được công bố trên dữ liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ trong vòng 10 năm tại Việt Nam có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, được thực hiện theo tiêu chuẩn PRISMA – ScR.


Kết quả: Trong 18 bài báo tìm được trên cơ sở dữ liệu, lọc ra được 7 bài báo phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn, trong đó chủ yếu là nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước sau điều trị (n = 5); nghiên cứu thực nghiệm trên động vật (n = 2). Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng bài thuốc cổ phương hoặc chế phẩm từ bài thuốc cổ phương (n = 5); chế phẩm từ 1 vị thuốc (n = 2); đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt (n = 4), phát triển nang noãn và phóng noãn (n = 1), khả năng mang thai (n = 1), điều hòa hormone sinh dục (n = 1).


Kết luận: Nghiên cứu của y học cổ truyền trong điều hòa sinh sản ở nữ giới tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của các bài thuốc cổ phương trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu về tác dụng dược lý của các thành phần hoạt chất của các vị thuốc, không có nghiên cứu về các phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền trong điều hòa sinh sản ở nữ giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Minh Tâm, Các vấn đề trọng yếu trong hỗ trợ
sinh sản, tập 1, Nhà xuất bản Y học, 2022.
[2] E. Odongo, J. Byamugisha, J. Ajeani et al.,
Prevalence and effects of menstrual disorders on
quality of life of female undergraduate students in
Makerere University College of health sciences,
a cross sectional survey, BMC Womens Health,
vol. 23, p. 152, Mar. 2023, doi: 10.1186/s12905-
023-02290-7.
[3] Infertility Workup for the Women’s Health
Specialist: ACOG Committee Opinion,
Number 781, Obstet Gynecol, vol. 133, no.
6, pp. e377–e384, Jun. 2019, doi: 10.1097/
AOG.0000000000003271.
[4] M. Vander Borght, C. Wyns, Fertility and
infertility: Definition and epidemiology, Clin
Biochem, vol. 62, pp. 2–10, Dec. 2018, doi:
10.1016/j.clinbiochem.2018.03.012.
[5] M. H. Walker, K. J. Tobler, Female Infertility,
in StatPearls, Treasure Island (FL): StatPearls
Publishing, 2023.
[6] M. Mascarenhas, S. K. Sunkara, B. Antonisamy
et al., Higher risk of preterm birth and low birth
weight following oocyte donation: A systematic
review and meta-analysis, Eur J Obstet Gynecol
Reprod Biol, vol. 218, pp. 60–67, Nov. 2017,
doi: 10.1016/j.ejogrb.2017.09.015.
[7] M. Benkhalifa et al., Endometrium
Immunomodulation to Prevent Recurrent
Implantation Failure in Assisted Reproductive
Technology, International Journal of Molecular
Sciences, vol. 23, no. 21, Art. no. 21, Jan. 2022,
doi: 10.3390/ijms232112787.
[8] Bộ môn sản, Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng
sản phụ khoa, tập I, Nhà xuất bản Y học, 2009.