9. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẤT TRŨNG HUYẾT ÁP VỚI MỘT SỐ YÊU TỐ TRÊN NAM GIỚI CAO TUỔI MẮC TĂNG HUYẾT ÁP

Nguyễn Đặng Phương Kiều1, Nguyễn Văn Trí2
1 Bệnh viện 175
2 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mất trũng huyết áp trên nam giới cao tuổi mắc tăng huyết áp; mối liên quan giữa các yếu tố gồm: tuổi, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh thận mạn và thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp; mối liên quan giữa mất trũng huyết áp với phì đại thất trái, xơ vữa và dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung qua siêu âm trên nam giới cao tuổi mắc tăng huyết áp.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên nhóm bệnh nhân nam giới cao tuổi mắc tăng huyết áp đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân Y 175 từ tháng 7/2020 – 05/2021. Chẩn đoán mất trũng huyết áp dựa vào huyết áp tâm thu theo tiêu chuẩn của ESC 2013.


Kết quả: Qua nghiên cứu 112 nam giới mắc tăng huyết áp, độ tuổi trung bình: 70,2 ± 8,9 năm; 33% mắc đái tháo đường; 51,8% mắc bệnh thận mạn; 15,2% kiểm soát huyết áp theo huyết áp lưu động 24 giờ. Tỉ lệ mất trũng huyết áp là 85,7%. Béo phì, bệnh thận mạn, số loại thuốc huyết áp và thời gian uống thuốc huyết áp có liên quan đến mất trũng huyết áp. Và mất trũng huyết áp có liên quan đến dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung.


Kết luận: Tỉ lệ mất trũng huyết áp trên nam giới cao tuổi mắc tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện 175 rất cao. Béo phì, bệnh thận mạn, số loại thuốc huyết áp và thời gian uống thuốc huyết áp có liên quan đến mất trũng huyết áp. Và mất trũng huyết áp có liên quan đến dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Blacher J, Levy BI, Mourad JJ et al., From
epidemiological transition to modern
cardiovascular epidemiology: hypertension in70
the 21st century, The Lancet, 388(10043), 2016,
530-532. doi:10.1016/S0140-6736(16)00002-7
[2] Qaseem A, Wilt TJ, Rich R et al., Pharmacologic
Treatment of Hypertension in Adults Aged 60
Years or Older to Higher Versus Lower Blood
Pressure Targets: A Clinical Practice Guideline
From the American College of Physicians and the
American Academy of Family Physicians, Ann
Intern Med, 166(6), 2017, 430-437. doi:10.7326/
M16-1785
[3] Kario K, Hoshide S, Chia Y et al., Guidance
on ambulatory blood pressure monitoring: A
statement from the HOPE Asia Network, J Clin
Hypertens, 23(3), 2020, 411-421. doi:10.1111/
jch.14128
[4] Nakano Y, Oshima T, Ozono R et al., Nondipper
phenomenon in essential hypertension
is related to blunted nocturnal rise and fall of
sympatho-vagal nervous activity and progress
in retinopathy, Auton Neurosci Basic Clin,
88(3), 2001, 181-186. doi:10.1016/S1566-
0702(01)00238-7
[5] Pierdomenico SD, Pierdomenico AM, Cuccurullo
F, Morning blood pressure surge, dipping, and
risk of ischemic stroke in elderly patients treated
for hypertension, Am J Hypertens, 27(4), 2014,
564-570. doi:10.1093/ajh/hpt170
[6] Trần Thị Bích Liên, Hoàng Khánh, Biến thiên
huyết áp ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp bằng
đo huyết áp lưu động 24 giờ tại Bệnh viện đa
khoa thành phố cần thơ, Tạp chí Y Dược Học
Huế, tập1(1)- số 1/2011, trang 58.
[7] Bendzala M, Kruzliak P, Gaspar L et al.,
Prognostic significance of dipping in older
hypertensive patients, Blood Press, 24(2), 2015,
103-110. doi:10.3109/08037051.2014.992198
[8] Gao Y, Guo Q, Zhang J et al., The underlying
risks of circadian blood pressure variation for
carotid plaque in treated hypertensive patients
with normal blood pressure, Blood Press
Monit, 22(4), 2017, 191-195. doi:10.1097/
MBP.0000000000000253
[9] Viechtbauer W, Smits L, Kotz D et al., A simple
formula for the calculation of sample size in pilot
studies, J Clin Epidemiol, 68(11), 2015, 1375-
1379. doi:10.1016/j.jclinepi.2015.04.014
[10] Phạm Tử Dương, Tăng huyết áp, Nhà xuất bản
Y học, 2005.
[11] WHO Expert Consultation, Appropriate
body-mass index for Asian populations and
its implications for policy and intervention
strategies, Lancet Lond Engl, 363(9403), 2004,
157-163. doi:10.1016/S0140-6736(03)15268-3
[12] Mancia G, Fagard R, Narkiewicz K et al., 2013
ESH/ESC Guidelines for the management
of arterial hypertension: the Task Force for
the management of arterial hypertension of
the European Society of Hypertension (ESH)
and of the European Society of Cardiology
(ESC), J Hypertens, 31(7), 2013, 1281-1357.
doi:10.1097/01.hjh.0000431740.32696.cc
[13] ElSayed NA, Aleppo G, Aroda VR et al.,
Classification and Diagnosis of Diabetes:
Standards of Care in Diabetes-2023, Diabetes
Care, 46(Suppl 1):S19-S40, 2023. doi:10.2337/
dc23-S002
[14] Becker GJ, Wheeler DC, Zeeuw DD et al.,
Kidney disease: Improving global outcomes
(KDIGO) blood pressure work group. KDIGO
clinical practice guideline for the management of
blood pressure in chronic kidney disease, Kidney
Int Suppl, 2(5), 2012, 337-414. doi:10.1038/
kisup.2012.46
[15] Vũ Anh Nhị, Cách tiếp cận trường hợp tai biến
mạch máu não, Chẩn đoán và điều trị tai biến
mạch máu não, NXB Y học, 2012, tr. 1-17.
[16] Phạm Thị Tây Thi, Khảo sát biến thiên huyết áp
24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp > 60 tuổi đang
điều trị tại BV Bạch Mai, Luận văn Chuyên khoa
2, Đại Học Y Hà Nội, 2017.
[17] de la Sierra A, Redon J, Banegas JR et
al., Prevalence and factors associated
with circadian blood pressure patterns in
hypertensive patients, Hypertens Dallas Tex
1979, 53(3), 2009, 466-472. doi:10.1161/
HYPERTENSIONAHA.108.124008
[18] Piepoli MF, Hoes AW, Agewall S et al., 2016
European Guidelines on cardiovascular disease
prevention in clinical practice: The Sixth Joint
Task Force of the European Society of Cardiology
and Other Societies on Cardiovascular Disease
Prevention in Clinical Practice (constituted by
representatives of 10 societies and by invited
experts)Developed with the special contribution
of the European Association for Cardiovascular
Prevention & Rehabilitation (EACPR), Eur
Heart J, 37(29), 2016, 2315-2381. doi:10.1093/
eurheartj/ehw106
[19] Calvo C, Hermida RC, Ayala DE et al., Prevalence
of non-dipper blood pressure pattern in elderly
patients with essential hypertension as a function
of circadian time of antihypertensive treatment,
Am J Hypertens, 17(5, Supplement):S43-S44,
2004. doi:10.1016/j.amjhyper.2004.03.104
[20] Kotruchin P, Hoshide S, Kario K, Carotid
atherosclerosis and the association between
nocturnal blood pressure dipping and
cardiovascular events, J Clin Hypertens
Greenwich Conn, 20(3), 2018, 450-455.
doi:10.1111/jch.13218