39. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA CHA MẸ NGƯỜI BỆNH KAWASAKI CÓ TỔN THƯƠNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Thảo1, Hồ Sỹ Hà2, Lê Hồng Quang2, Phạm Thị Thu Hương1
1 Trường đại học Phenikaa
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tuân thủ điều trị và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của cha mẹ người bệnh Kawasaki có tổn thương mạch vành ngoại trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2021.


Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với 155 cha mẹ bệnh nhi tại Trung tâm tim mạch từ tháng 3 năm 2021- tháng 8 năm 2021.


Kết quả: Tỷ lệ đạt tuân thủ thuốc của cha mẹ có con Kawasaki là 76,1%, với điểm trung bình 6,83± 1,07 điểm. Nhóm sử dụng đơn thuần thuốc chống kết tập tiểu cầu đạt tuân thủ thuốc 64,6% (62/96) và tỷ lệ đạt 94,9% (56/59) ở nhóm kết hợp thuốc chống đông kháng vitamin K. Tuân thủ chế độ ăn ở nhóm sử dụng thuốc chống đông có tỷ đạt tới 91,5%. Tỷ lệ tái khám đúng lịch khoảng 2/3 số trường hợp (60,6%). Cha mẹ có kiến thức về tuân thủ điều trị tốt là 89%, và 11% kiến thức trung bình. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ như nghề nghiệp cha mẹ, kiến thức về tuân thủ, tình trạng bệnh nặng của trẻ, nhóm thuốc.


Kết luận: Tỷ lệ đạt tuân thủ thuốc khá cao và sự tuân thủ của cha mẹ đạt cao hơn trong nhóm con có tình trạng bệnh nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Nguyễn
Thu Nhạn và cộng sự, Sách giáo khoa Nhi khoa
(Textbook of Pediatrics), Nhà xuất bản Y học,
2015, Hà Nội, trang 547- 554.
[2] McCrindle BW et al., Diagnosis, treatment, and
long-term management of Kawasaki disease: A
scientific statement for health professionals from
the American Heart Association; Circulation,
135(17), 2017, p. e927-e999.
[3] Hồ Sỹ Hà, Đặng Thị Hải Vân, Lê Hồng Quang
và cộng sự, Bệnh Kawasaki gặp tại Bệnh viện
Nhi trung ương- kinh nghiệm trên hai thập kỷ
theo dõi điều trị; Kỷ yếu Hội nghị khoa học nhi
khoa-Chào mừng 50 năm kỷ niệm thành lập -
Bệnh viện Nhi Trung ương 1969-2019, 2019, Hà
Nội, trang 122.
[4] Motozawa Y., H. Uozumi, S. Maemura et al.,
Acute Myocardial Infarction That Resulted From
Poor Adherence to Medical Treatment for Giant
Coronary Aneurysm. Int Heart J, 56(5), 2015, p.
551-554.
[5] Morisky D.E., A. Ang, M. Krousel-Wood et al.,
Predictive Validity of a Medication Adherence
Measure in an Outpatient Setting. The Journal of
Clinical Hypertension, 10(5), 2008, p. 348-354.
[6] Tống Thị Ánh, Thay đổi kiến thức và thực hành
tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng vitamin
k của người bệnh tim mạch điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, Tạp chí khoa
học Điều dưỡng, 3(5), 2020, 216-225.
[7] Cheng T, Shunqing L, Weilang D, Feasibility
study on the application of Internet+ and health
care integration mode in drug compliance of
children discharged from Kawasaki disease;
The Journal of practical nursing, 35, 2019, p.
461-464.
[8] Batista Santos V et al., Adherence to
antiplatelet and statin therapy by patients with
acute coronary syndrome following discharge;
Enferm Clin, 2020.
[9] Phan kim Hương, Trần Song Giang, Vũ Dũng và
cộng sự, Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng
vitamin K trong dự phòng tắc mạch ở bệnh nhân
rung nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh;
Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 03(03), 2020,
106-115.
[10] Chahal N et al., Parental anxiety associated with
Kawasaki disease in previously healthy children.
J Pediatr Health Care, 24(4), 2010, p. 250-7.
[11] Bitton A et al., The impact of medication
adherence on coronary artery disease costs and
outcomes: a systematic review; Am J Med,
126(4), 2013, p. 357.e7-357.e27.