31. THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, TRESS Ở MỘT SỐ NHÓM HỌC VIÊN CHUYÊN KHOA I ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thị Lan1, Bùi Việt Ánh1, Trần Ngọc Ánh1, Cao Thị Ngọc Anh1, Đinh Thái Sơn1, Trần Thành Nam2, Trần Kim Thanh1, Đoàn Thị Thu Huyền1, Nguyễn Ngọc Long1, Nguyễn Thị Hồng Hoa1, Nguyễn Hồng Tươi1, Phạm Thị Thanh Nhàn1, Trần Nguyễn Ngọc1, Lê Hồng Phượng1, Võ Thị Thúy Hà1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở một số nhóm học viên chuyên khoa I Đại học Y Hà Nội năm 2022 và phân tích một số yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 308 học viên Chuyên khoa I của trường Đại học Y Hà Nội năm 2022 được lựa chọn vào nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, sử dụng thang đo DASS-21 (thang đo trầm cảm, lo âu, stress). Phân tích số liệu bằng phần mềm STATA.


Kết quả: Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress của học viên Chuyên khoa I trường Đại học Y Hà Nội năm 2022 lần lượt là 37,01%; 39,61%; 27,60%. Các yếu tố liên quan đến biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress của đối tượng nghiên cứu bao gồm tình trạng hôn nhân, thường xuyên gặp rắc rối trong các mối quan hệ, bệnh mãn tính, áp lực việc học lý thuyết trên trường, áp lực việc học lâm sàng, trực tại bệnh viện và áp lực thi cử, các mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


Kết luận: Học viên Chuyên khoa I phải chịu căng thẳng trong quá trình học tập dẫn đến các biểu hiện lo âu, trầm cảm, stress. Do đó, các nhà quản lý cần xây dựng những chính sách hỗ trợ giúp học viên Chuyên khoa I có thể đối phó với các vấn đề trầm cảm, lo âu và stress tại cơ sở y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Promoting mental health: concepts, emerging
evidence, practice. Accessed: Oct. 31, 2023.
[Online]. Available: https://www.who.int/
publications-detail-redirect/9241562943
[2] Yusoff MSB, Jie TY, Esa AR, Stress, stressors
and coping strategies among house officers
in a Malaysian hospital. ASEAN Journal of
Psychiatry; 12(1), 2011, pp. 85–94.
[3] Sen S et al., A prospective cohort study
investigating factors associated with depression
during medical internship. Arch Gen Psychiatry;
67(6), 2010, pp. 557–565.
[4] Nguyễn Việt Anh, Thực trạng stress, lo âu, trầm
cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên răng
hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội năm 2020
- 2021; Accessed: Oct. 31, 2023; [Online].
Available: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/
hmu/2700.
[5] Tran TD, Tran T, Fisher J, Validation of the
depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a
screening instrument for depression and anxiety
in a rural community-based cohort of northern
Vietnamese women; BMC Psychiatry; 2013;
13:p. 24.
[6] Kim MY, Yang YY, Mental Health Status and
Its Influencing Factors: The Case of Nurses
Working in COVID-19 Hospitals in South
Korea. Int J Environ Res Public Health; 18(12),
2021, p. 6531.
[7] Mekonen E, Shetie B, Muluneh N, The
Psychological Impact of COVID-19 Outbreak
on Nurses Working in the Northwest of Amhara
Regional State Referral Hospitals, Northwest
Ethiopia; Psychol Res Behav Manag; 13, 2020,
pp. 1353–1364.
[8] Farahmand S, Karimialavijeh E, Vahedi HSM et
al., Emergency medicine as a growing career in
Iran: an Internet-based survey; World J Emerg
Med; 7(3), 2016, pp. 196–202.
[9] Tyssen R, Vaglum P, Grønvold NT et al.,
Suicidal ideation among medical students and
young physicians: a nationwide and prospective
study of prevalence and predictors; J Affect
Disord; 64(1), 2001, pp. 69–79.
[10] Burbeck R, Coomber S, Robinson SM et al.,
Occupational stress in consultants in accident
and emergency medicine: a national survey of
levels of stress at work; Emerg Med J; 19(3),
2002, pp. 234–238.