4. KẾT QUẢ CHĂM SÓC THEO DÕI TRẺ SƠ SINH VÀNG DA ĐƯỢC CHIẾU ĐÈN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chăm sóc, chiếu đèn trên trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 180 ca bệnh của những bệnh nhân vàng da đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị Sơ sinh trong khoảng thời gian từ tháng 3- 12/2021.
Kết quả: Trong tổng số 180 trẻ vàng da đủ tháng có chỉ định chiếu đèn tham gia nghiên cứu, thấy tỉ lệ khỏi ra viện 99,4%, có 1 (0,6%) trẻ chuyển viện do và da tăng bilirubin nặng, sớm ngay sau sinh, không có trẻ nào có biến chứng nặng hoặc tử vong. Về hoạt động chăm sóc theo dõi chiếu đèn được điều dưỡng hộ sinh tại trung tâm thực hiện thành thường quy. 100% trẻ được chăm sóc theo dõi chiếu đèn vàng da ≤6 giờ/lần/ngày, 100% trẻ được tắm vệ sinh da và mắt 1 lần/ngày vào buổi sáng. Có 6 (3,3%) trẻ phải hỗ trợ ăn bằng ống thông dạ dày, còn lại hầu hết là trẻ có thể tự bú. Nồng độ bilirubin trung bình trước khi chiếu là 275,39 ± 75,158 và giảm dần đến khi kết thúc chiếu đèn 189,664 ± 45,437 mmol/l. Thời gian chiếu đèn trung bình 56,2 ± 26,42 giờ, hiệu quả điều trị thể hiện rõ trong ngày 2 và ngày trẻ chuẩn bị được ra viện.
Kết luận: Trẻ vàng da được điều trị chiếu đèn tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho kết quả tỷ lệ thành công cao, ít tác dụng phụ, không có trẻ nào bị biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chăm sóc người bệnh, người bệnh, vàng da, chiếu đèn, bilirubin, Bệnh viện phụ sản.
Tài liệu tham khảo
gián tiếp ở trẻ sơ sinh; Nhi khoa, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, 2016, 269-276.
[2] Bùi Văn Độ, Kết quả điều trị và một số yếu tố30
liên ở trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián
tiếp tại Bệnh viện Trung ương Thái nguyên năm
2019, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 493,2020,
tháng 8, số 1& 2, tr 119- 121
[3] HyperbilirubinemiaA.A.o.P.S.o., Managerment
of hyperbilirubinemia in the newborn infant 35
or more weeks of gestation; Pediatrics 114 (1),
2004, 297-316
[4] Hoàng Đức Hạ, Đánh giá hiệu quả điều trị vàng
da tăng bilirubin tự do bằng đèn LED tại Bệnh
viện Nhi Thái Bình, Tạp chí Y học Việt Nam, tập
489, số 2, 2020.
[5] Nguyễn Bích Hoàng, Đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và đánh giá sự phát triển ở trẻ sơ sinh
đủ tháng vàng da phải thay máu, Luận án Tiến sĩ
Y học, Đại học Y Hà Nội, 2015.
[6] Nguyễn Gia Khánh, Đặc điểm cách chăm sóc trẻ
sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng, Bài giảng Nhi
khoa tập 1, NXB Y học, 2017, Tr 138-156.
[7] Nguyễn Thị Ngạn, Đánh giá hiệu quả diều trị
vàng da tăng bilirubin tự do bằng đèn LED tại
Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận
văn Thạc sỹ y học, Trường ĐH Y Hà Nội, 2012.
[8] Bùi Khánh Linh, Đánh giá kết quả điều trị vàng
da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu
pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
năm 2017, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ chuyên
ngành Y đa khoa, Hà Nội, 2018.
[9] Đào Minh Tuyết, Đánh giá kết quả điều trị vàng
da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh bằng liệu
pháp ánh sáng tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Y
học, Đại học Y Dược Thái Nguyên, 2009.
[10] Dalili H, Sheikhi S, Shariat M et al., Effects of
baby massage on neonatal jaundice in healthy
Iranian infants: A pilot study. Infant Behav Dev,
42, 2016, 22–26.
[11] Kenneth J Moise Jr M, Overview of Rhesus D
alloimmunization in preganancy, http://www.
uptodate.com/contents/overview-of rhesus-
dalloimmunization-in-pregnency, 2015.
[12] Shiying Z, Xiaoyan W, Aihua M et al., Analysis
of therapeutic effect of intermittent and
continuous phototherapy on neonatal hemolytic
jaundice. Exp Ther Med. 17(5):4007-4012.doi:
10.3892/etm.2019.7432.