30. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI MẮC TIÊU CHẢY CẤP CỦA BÀ MẸ TẠI KHOA KHÁM BỆNH QUỐC TẾ - BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Lê Thị Dung1, Mai Thị Hương1, Phạm Thu Hiền1, Nguyễn Tiến Dũng2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tiêu chảy cấp của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại khoa Quốc tế, bệnh viện Nhi trung ương năm 2022.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 315 đối tượng đủ tiêu chuẩn .


Kết quả: Kiến thức chung đạt mức tốt (74,2%), trong đó 95,9% bà mẹ có khái niệm đúng về tiêu chảy. Thực hành chung đạt mức tốt (55,9%), trong đó có 62,2% bà mẹ thực hành sử dụng Oresol tại nhà tốt. Một số yếu tố liên quan kiến thức, thực hành chưa tốt là trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống (OR 2,45; 95%CI 1,455-5,236;p<0,05), nhóm nghề nghiệp Nông dân, Công nhân, Nội trợ (OR 1,77; 95%CI 1,223-3,576; p<0,05), bà mẹ chỉ có 1 con (OR 1,67; 95%CI 1,325-4,429; p<0,05).


Kết luận: Tỷ lệ kiến thức và thực hành chung đạt mức độ tốt còn thấp tương ứng 74,2% và 55,9%. Một số yếu tố liên quan kiến thức, thực hành chưa tốt là trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống, nhóm nghề nghiệp Nông dân, Công nhân, Nội trợ, bà mẹ chỉ có 1 con.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Hoàng Thuỳ Linh, Thực trạng kiến thức,
thái độ, thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của
các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại
bệnh viện trẻ em Hải Phòng năm 2017, Luận
văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Điều dưỡng
Nam Định, 2017.
[2] Trương Thị Phượng và cộng sự, “Đánh giá một
số kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp và một số yếu
tố liên quan của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp
tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương»,
Tạp chí Nhi khoa, 11(1), 2018, tr. 62 – 66.
[3] Mai Lệ Quyên, Vũ Văn Thành, «Thay đổi kiến
thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy
cấp của bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Nam Định sau
giáo dục sức khỏe», Tạp chí Khoa học Điều
dưỡng, 4(4), 2021.
[4] Mai Thị Thanh Xuân, “Đánh giá kiến thức, thái
độ và hành vi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị232
tiêu chảy tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk
năm 2016”, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại
học Điều dưỡng Nam Định, Hà Nội, 2016.
[5] Nguyễn Thị Yến, “Đánh giá kiến thức về bệnh và
hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe cho các bà
mẹ có con bị tiêu chảy kéo dài”, Luận văn Thạc
sĩ Điều dưỡng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2019.
[6] Abbas Abid Khazaal et al., “Mother’s Perception
Toward Childhood Diarrhea: A Cross-sectional
Study”, February 2023, Medical Journal of
Babylon 19(4):635-639 DOI:10.4103/MJBL.
MJBL_170_22.
[7] GBD 2017 Diarrhoeal Disease Collaborators,
“Quantifying risks and interventions that have
affected the burden of diarrhoea among children
younger than 5 years: an analysis of the Global
Burden of Disease Study 2017”, Lancet Infect
Dis; 20(1), 2019, tr. 37-59.
[8] Troeger C et al., “Estimates of the global,
regional, and national mortibity, mortality,
and aetiologies of diarrheoa in 195 countries:
a systematic analysis for the global Burden of
Diseases Study 2016”, The Lancet Infactious
Diseases, 18(11), 2018, pp.1211-1228.
[9] UNICEF -WHO, “Diarrhoea remains a leading
killer of young children, despite the availability
of a simple treatment solution”, 2016.
[10] Workie . H et al., “Mother’s knowledge, attitude
and practice towards the prevention and Homebased
management of diarrhea disease among under
fives children in diredawa, eastern Ethiopia”,
2016: acros-sectional study”, BMC
Pediatrics (2018) 18:358, http://doi.org/10.1186/
s12887-018-132-6