3. HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở SINH VIÊN NỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2022

Trần Thị Quỳnh Trang1, Trần Thị Phương Chi1, Nguyễn Thùy Linh1, Đào Thị Phúc Thịnh1, Lê Xuân Hưng1
1 Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng mắc hội chứng tiền kinh nguyệt (HCTKN); phân tích mối liên quan giữa hội chứng tiền kinh nguyệt với một số yếu tố nguy cơ ở sinh viên nữ trường Đại học Y Hà Nội năm 2022.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng sinh viên nữ từ năm 1 đến năm 6 ở tất cả các khối ngành tại trường Đại học Y Hà Nội.


Kết quả: Trong 412 đối tượng tham gia, có 69,9% sinh viên không mắc HCTKN hoặc mắc HCTKN ở mức nhẹ; 30,1% sinh viên mắc HCTKN mức trung bình đến nặng. Các triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo là mệt mỏi/thiếu năng lượng (89,3%) và tức giận/cáu gắt (78,2%). Hệ đào tạo cử nhân, tình trạng đau bụng kinh, lượng máu kinh nguyệt và thời gian tĩnh tại là các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt. (p < 0,05).


Kết luận: HCTKN là vấn đề sức khỏe phổ biến ở nữ sinh viên y, do đó cần sàng lọc, phát hiện sớm HCTKN và có kế hoạch quản lý, kiểm soát các yếu tố nguy cơ để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của hội chứng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ngô Đình Triệu Vỹ, Nguyễn Lê Hưng Linh, Trần
Thị Mỹ Duyên và cộng sự, Đánh giá tính giá trị
và độ tin cậy của bộ công cụ sàng lọc hội chứng
tiền kinh nguyệt ở sinh viên nữ tại Trường Đại
học Y Dược Huế; Tạp chí Y Dược học, 2020,
10(2): 106 - 116.
[2] Premenstrual Syndrome (PMS) | ACOG.
https://www.acog.org/womens-health/faqs/
premenstrual-syndrome
[3] Direkvand-Moghadam A, Sayehmiri
K, Delpisheh A et al., Epidemiology of
Premenstrual Syndrome (PMS)-A Systematic
Review and Meta-Analysis Study. J Clin Diagn
Res; 2014;8(2):106-109.
[4] Dilbaz B, Aksan A, Premenstrual syndrome,
a common but underrated entity: review of the
clinical literature. Journal of the Turkish German
Gynecological Association, 2021; 22(2):139.
[5] Eshetu N, Abebe H, Fikadu E et al., Premenstrual
syndrome, coping mechanisms and associated
factors among Wolkite university female regular
students, Ethiopia, 2021. BMC Womens Health;
2022;22:88.
[6] Hariri FZ, Moghaddam-Banaem L, Siah Bazi S
et al., The Iranian version of the Premenstrual
Symptoms Screening Tool (PSST): a
validation study. Arch Womens Ment Health;
2013;16(6):531-537.
[7] Eldeeb SM, Eladl AM, Elshabrawy A et al.,
Prevalence, phenomenology and personality
characteristics of premenstrual dysphoric
disorder among female students at Zagazig
University, Egypt. Afr J Prim Health Care Fam
Med. 2021;13(1):e1-e9.
[8] Kawabe R, Chen CY, Morino S et al., The
relationship between high physical activity and
premenstrual syndrome in Japanese female
college students. BMC Sports Sci Med Rehabil;
2022;14:175.
[9] Oral O, Calik E, Ulusoy M et al., Evaluation of
female athlete triad and gynecological complaints
in young Turkish female athletes. Clinical
and Experimental Obstetrics & Gynecology;
2016;1:258-262.