26. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, MIỄN DỊCH Ở TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG 2020

Nguyễn Hồng Trường1, Hoàng Đình Cảnh2
1 Bệnh viện Đa khoa Vinh
2 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị các chỉ số sinh hóa, huyết học ở trẻ sơ sinh đủ tháng nhiễm khuẩn huyết giúp cho đánh giá vai trò các chỉ số trong chẩn đoán.


Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả thực nghiệm tại labo.


Kết quả: Nồng độ Hct trung bình là 40,3% ± 7,3%. Tỷ lệ thiếu Hct chung là 72,9%(62/85). Tỷ lệ tăng số lượng bạch cầu chung ở trẻ sơ sinh đủ tháng nhiễm khuẩn huyết là 41,2%. Số lượng bạch cầu trung bình/L máu ngoại vi ở nhóm nhiễm khuẩn huyết là 16,78 ± 10,31 (109/L). Giá trị trung bình số lượng bạch cầu ở nhóm trẻ nhiễm khuẩn huyết do Gram (+) là 19,48 ± 11,22, do Gram (-) 19,97 ± 13,45 và do nấm 17,17 ± 10,05. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình số lượng bạch cầu ở từng căn nguyên với các giá trị 19,48 ± 11,22 do S. aureus so với 19,48 ± 11,22 do K. pneumonia, 19,97 ± 13,45 do E.coli, 17,17 ± 10,05 do agalactiae, 11,75 ± 7,46 do nấm Candida và 17,42 ± 10,80 do các nguyên nhân khác, với p > 0,05. Số lượng trung bình tiểu cầu trong máu là 211,69 ± 204,45, có 49,6% trẻ có giảm tiểu cầu (tiểu cầu < 100x109/L). Nồng độ CRP trung bình trong máu ở trẻ sơ sinh đủ tháng nhiễm khuẩn huyết là 84,2 ± 76,8 mg/L. Có 88,3% (75/85) số trẻ tăng CRP trong máu.


Kết luận: Nồng độ Hct trung bình là 40,3% ± 7,3%. Tỷ lệ thiếu Hct chung là 72,9%. Tỷ lệ tăng số lượng bạch cầu 41,2%. Số lượng bạch cầu trung bình/L máu là 16,78 ± 10,31. Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu là 211,69 ± 204,45, có 49,6% giảm tiểu cầu. Tỷ lệ tăng CRP là 88,3%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Neurocognitive impairment Shining
a spotlight on maternal and neonatal sepsis:
World Sepsis Day, 2017, < http://www.who.
int/reproductivehealth/topics/maternal perinatal/
world-sepsis-day/en/>, accessed: 06/07/2021
[2] Pek JH, Yap BJ et al., Neurocognitive impairment
after neonatal sepsis: protocol for a systematic
review and meta-analysis. BMJ Open, 10(6),
2020, pp.125-132
[3] Ng PC, Li G, Chui KM et al., Neutrophil CD64
Is a Sensitive Diagnostic Marker for Early-Onset
Neonatal Infection. Pediatr Res, 56(5), 2004,
pp.796–803.
[4] Genel F, Atlihan F, Ozsu E et al., Monocyte HLA208
DR expression as predictor of poor outcome in
neonates with late onset neonatal sepsis. Journal
of Infection, 60(3), 2010, pp. 224–228.
[5] Phạm Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Lý Minh Duy,
Đánh giá chỉ số nhiễm khuẩn huyết (tỷ số CD64
trên bạch cầu đa nhân trung tính/HLA-DR trên
bạch cầu đơn nhân) trong nhiễm khuẩn huyết,
sốc nhiễm khuẩn, Tạp chí Y học Việt Nam, 496,
2020, tr.555–563.
[6] Cai N, Fan W, Tao M et al., A significant
decrease in hemoglobin concentrations may
predict occurrence of necrotizing enterocolitis
in preterm infants with late-onset sepsis.
Journal of International Medical Research,
48(9), 2020, pp.1–10
[7] Thái Bằng Giang, Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự
phòng bằng Fluconazole trên trẻ đẻ non, Luận án
tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2021.
[8] Trần Diệu Linh, Một số nhận xét về tình hình
nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ đủ tháng tại Trung
tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ
Sản Trung ương. Tạp chí Phụ sản, 13(2A), 2015,
tr.118–121.
[9] Newman TB, Puopolo KM, Wi S et al.,
Interpreting complete blood counts soon after
birth in newborns at risk for sepsis; Pediatrics,
126(5), 2010, pp. 903–909.
[10] Hornik CP, Benjamin DK, Becker KC et al., Use
of the Complete Blood Cell Count in Late-Onset
Neonatal Sepsis; Pediatr Infect Dis J, 31(8),
2012, pp. 803–807
[11] Bệnh viện Nhi Trung ương, Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị bệnh trẻ em, 2018, Tr.197–204
[12] Ree, Isabelle MC, Fustolo-Gunnink, Suzanne
F et al., Thrombocytopenia in neonatal sepsis:
Incidence, severity and risk factors, PLOS ONE,
12(10), 2017, pp.112–120
[13] Trần Diệu Linh, Vũ Bá Quyết, Nguyễn Thu Yến,
Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ đủ tháng sinh mổ
tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương; Tạp chí Phụ
sản, 14(1), 2016, tr.120–124.
[14] Sorsa A, Epidemiology of Neonatal Sepsis and
Associated Factors Implicated: Observational
Study at Neonatal Intensive Care Unit of Arsi
University Teaching and Referral Hospital,
South East Ethiopia, Ethiop J Health Sci, 29(3),
2019, pp.333–342.