19. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG ĐINH TRIGEN INTERTAN TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy liên mấu chuyển xương đùi là một trong những tổn thương thường gặp ở người lớn tuổi (90% gặp ở bệnh nhân trên 65 tuổi). Loại gãy này có tỉ lệ tử vong cao và gây ra những khiếm khuyết nặng nề về chức năng. Lựa chọn điều trị thông thường với gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững bao gồm đinh đầu trên xương đùi chống xoay (PFNA) và đinh Trigen InterTan (IT). Với ưu điểm về cơ sinh học và tỉ lệ thất bại thấp, PFNA hoặc IT thường được lựa chọn sử dụng để điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững và cho kết quả lâm sàng tốt. Đinh IT với thiết kế gồm 2 vít vùng chân cổ xương đùi với cơ chế tích hợp, cho phép nén ép dọc trục và chống xoay mảnh cổ chỏm xương đùi. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng đinh Trigen InterTan tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng đinh Trigen InterTan (IT) tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồ cứu mô tả loạt ca. Chúng tôi thực hiện phẫu thuật 35 bệnh nhân được chẩn đoán gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng đinh Trigen InterTan tại khoa Cấp cứu và khoa Chi dưới, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, thời gian từ tháng 2/2021 đến tháng 8/2021, sau đó ghi nhận các đặc điểm về dịch tễ học, thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện, số lượng máu mất, số lượng máu cần truyền trong phẫu thuật, tỉ lệ lành xương và các biến chứng sớm và muộn liên quan đến đinh IT.
Kết quả: Độ tuổi trung bình 70,97±16,97, thời gian phẫu thuật 70,97±10,59 phút, thời gian phẫu thuật trung bình 60 phút, thời gian nằm viện trung bình 7 ngày, lượng máu mất trung bình 160,86±72,8 ml, lượng máu cần truyền trong phẫu thuật trung bình 203,43 ± 189,29 ml, tỉ lệ lành xương chiếm 97,14%.
Kết luận: Gãy liên mấu chuyển không vững được điều trị thành công với đinh IT ở bệnh nhân lớn tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đinh IT cho kết quả lâm sàng về thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện, lượng máu mất trong phẫu thuật và tỉ lệ lành. Những nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện để chứng minh những kết quả ban đầu này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy liên mấu chuyển xương đùi, đinh Trigen InterTan.
Tài liệu tham khảo
al., “High failure rate of trochanteric fracture
osteosynthesis with proximal femoral locking
compression plate”. Injury, 44 (6), pp. 751-
6; Zha G. C., Chen Z. L., Qi X. B., Sun J. Y.
(2011), “Treatment of pertrochanteric fractures
with a proximal femur locking compression
plate”, Injury, 42 (11), 2013, pp. 1294-9.
[2] Dujardin FH, Benez C, Polle G et al., “Prospective
randomized comparison between a dynamic hip
screw and a mini-invasive static nail in fractures
of the trochanteric area: preliminary results”. J
Orthop Trauma, 15 (6), 2001, pp. 401-6.
[3] Dương Thanh Bình, “Đánh giá kết quả điều trị
gãy liên mấu chuyển xương đùi loại A2 theo phân
loại AO bằng nẹp vít khóa”, Luận văn CKII, Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
[4] Aktselis I, Kokoroghiannis C, Fragkomichalos E
et al., “Prospective randomised controlled trial of
an intramedullary nail versus a sliding hip screw
for intertrochanteric fractures of the femur”, Int
Orthop, 38 (1), 2014, pp. 155-61.
[5] Appelt A, Suhm N, Baier M et al., “Complications
after Intramedullary Stabilization of Proximal
Femur Fractures: a Retrospective Analysis of
178 Patients”. Eur J Trauma Emerg Surg, 33
(3), 2007, pp. 262-7.
[6] Zhang H, Zhu X, Pei G et al., “A retrospective
analysis of the InterTan nail and proximal
femoral nail anti-rotation in the treatment of
intertrochanteric fractures in elderly patients with
osteoporosis: a minimum follow-up of 3 years”.
J Orthop Surg Res, 12 (1), 2017, pp. 147.
[7] Nguyễn Anh Tuấn, “Đánh giá kết quả điều trị gãy
liên mấu chuyển xương đùi bằng đinh gamma 3
tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình”, Luận
văn CKII, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, 2019.
[8] Nguyễn Văn Tiến Lưu, “Đánh giá kết quả điều
trị phẫu thuật gãy kín liên mấu chuyển bằng nẹp
khóa”, Luận văn CKII, Trường đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch, 2014.
[9] Lê Quang Trí, “Điều trị gãy liên mấu chuyển
xương đùi ở người cao tuổi bằng khung cố định
ngoài dưới màn tăng sáng”, Luận án tiến sĩ chấn
thương chỉnh hình, Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh, 2014.
[10] Radaideh AM, Qudah HA, Audat ZA et al.,
“Functional and Radiological Results of
Proximal Femoral Nail Antirotation (PFNA)
Osteosynthesis in the Treatment of Unstable
Pertrochanteric Fractures”, J Clin Med, 7 (4),
2018.
[11] Palm H, Jacobsen S, Sonne-Holm S et al.,
“Integrity of the lateral femoral wall in
intertrochanteric hip fractures: an important
predictor of a reoperation”. J Bone Joint Surg
Am, 89 (3), 2007, pp. 470-5.
[12] Wu D, Ren G, Peng C et al., “InterTan nail
versus Gamma3 nail for intramedullary nailing
of unstable trochanteric fractures”. Diagn Pathol,
9, 2014, pp. 191.
[13] Singh AK, Narsaria N, G R. A., Srivastava
V, “Treatment of Unstable Trochanteric
Femur Fractures: Proximal Femur Nail Versus
Proximal Femur Locking Compression Plate”,
Am J Orthop (Belle Mead NJ), 46 (2), 2017,
pp. E116-e123.
[14] Nguyễn Huy Thành, “Đánh giá kết quả điều trị
gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng kết hợp
xương nẹp khóa tại bệnh viện Hữu Nghị Việt
Đức”, Luận văn CKII, Đại học Y Hà Nội, 2018.
[15] Phí Mạnh Công, “Đánh giá kết quả điều trị gãy
liên mấu chuyển xương đùi ở người trên 70 tuổi
bằng kết hợp xương nẹp vít động tại bệnh viện
Xanh Pôn và bệnh viện 198”, Luận văn thạc sĩ y
học, Đại học Y Hà Nội, 2009.
[16] Zhong B, Zhang Y, Zhang C et al., “A comparison
of proximal femoral locking compression plates
with dynamic hip screws in extracapsular femoral
fractures”, Orthop Traumatol Surg Res, 100 (6),
2014, pp. 663-8.