30. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN CÓ SỎI THẬN TÁI PHÁT

Nguyễn Văn Đức1, Nguyễn Minh An2
1 Bệnh viện Xanh Pôn
2 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị sỏi thận tái phát bằng phương pháp phẫu thuật tán sỏi qua da.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 89 bệnh nhân sỏi thận tái phát được điều trị bằng tán sỏi nội soi qua da.


Kết quả: Người bệnh thuộc nhóm 41 - 60 tuổi chiếm 66,3%. Số lượng bệnh nhân nam chiếm 60,7%; người bệnh có chỉ số BMI bình thường chiếm 77,5%. Đặc điểm lâm sàng người bệnh: 97,8% bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng. Đái máu chiếm 17,3%; cơn đau quặn thận chiếm 6,7%. Đặc điểm cận lâm sàng: Sỏi thận phức hợp chiếm 30,3%, bệnh nhân sỏi bể thận đơn thuần chiếm 23,6%. Nhóm sỏi có kích thước từ 2-3cm chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 52,8%; số lượng người bệnh có từ 3 viên sỏi trở lên chiếm nhiều nhất với 56,2%; diện tích bề mặt sỏi từ 300 mm2 và dưới 200mm2 tương đương nhau; Mức độ giãn đài bể thận độ I và độ II chiếm nhiều nhất với 59,6%.


Kết quả tán sỏi qua da: Có 65,2% người bệnh chỉ cần 1 lần chọc dò vào bể thận. Bệnh nhân sử dụng 1 đường hầm trong quá trình tán sỏi chiếm 88,8%. Bệnh nhân chọc dò vào đài thận từ vị trí đài giữa chủ yếu chiếm 82,0%. Kêt quả ghi nhận 5 trường hợp tai biến trong phẫu thuật và 13 biến chứng trong phẫu thuật.


Kết luận: Đường chọc dưới sườn vào nhóm đài dưới sau được đa số các phẫu thuật viên lựa chọn Đường vào đài trên hoặc đài giữa thuận lợi tiếp cận sỏi tán sỏi dưới da.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đình Bắc, Đánh giá kết quả phẫu thuật
tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ở bệnh nhân
có tiền sử mổ sỏi thận cùng bên, Luận văn thạc
sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2018.
[2] Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Đình
Nguyên Đức, “Tán sỏi qua da trong sỏi thận tái
phát”, Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản số 4,
2014, 111-118.
[3] Nguyễn Đình Xướng, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn
Tuấn Vinh, “So sánh hiệu quả và các biến chứng
giữa bệnh nhân mổ lần dầu và bệnh nhân có tiền
căn mổ hở lấy sỏi thận trong phương pháp lấy sỏi
thận qua da tại Bệnh viện Bình Dân”, Y học TP.
Hồ Chí Minh, phụ bản số 1, 2008, trang 1-12.
[4] Hossain F, Rassell M, Rahman S et al.,
"Outcome Of Percutaneous Nephrolithotomy In
Patients With History Of Open Renal Surgery -
A Comparative Study With PCNL In Primary
Patients ", Bangladesh Med J. 2016 Jan; 45 (1)
[5] Tiselius HG, Andersson A, Stone burden in a
average Swedish population of stone formers
requiring active stone removal: how can the
stone size be estimated in the clinical routine?,
European Urology, 2003, 43(3) 275- 281
[6] Beetz R, Bokenkamp A, Brandis M et al.,
Diagnosis of congenital dilatation of the
urinary tract. Consensus group of the Pediatric
Nephrology working society in cooperation
with the pediatric urology working group
of the german society of urology and with
the pediatric urology working society in the
Germany society of pediatric surgery, Urologe
A, 40, 2001, 495-507.
[7] Hồ Trường Thắng, Đánh giá hiệu quả phướng
pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh
viện Việt Đức, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học
Y Hà Nội, 2015.